Bài văn chia sẻ kinh nghiệm học tập

Đã bao giờ bạn cảm thấy áp lực về chuyện học tập hay chán nản khi đến trường chưa? Tôi nghĩ rằng đó là một vấn đề khá phổ biến mà các bạn học sinh, sinh viên đang mắc phải. Nhưng hãy “bỏ qua” những suy nghĩ đó, vì chỉ khi bạn chưa biết cách học đúng đắn mới dẫn đến thực trạng ấy. Vậy nên, hãy để tôi giới thiệu cho bạn những phương pháp học thật hữu ích!

Chắc hẳn mỗi chúng ta đã từng trải qua một quãng thời gian phải hoàn thiện nhiều công việc một lúc, khiến chúng ta căng thẳng, chán nản. Nếu cuộc sống của chúng ta cứ tiếp tục diễn ra như vậy thì có ổn không? Vì vậy, tôi đã nhanh chóng tìm ra câu trả lời cho chính mình bằng việc tham khảo các nguồn tư liệu hữu ích, theo dõi những người chia sẻ kinh nghiệm học tập. Và tôi thật sự đã vượt qua được những bộn bề này bằngnhững bí kíp giản dị mà hiệu quả.

Xác định mục tiêu và tạo niềm yêu thích với việc học tập

Bắt đầu với một việc vô cùng đơn giản, đó là bạn hãy tạo ra những cảm xúc tích cực trong việc học. Nếu như chúng ta chán ghét chúng thì chúng ta sẽ không bao giờ có thể học tốt hơn khi xem chúng là “kẻ thù” của mình. Bạn có thể lấy một hay nhiều câu nói của người nổi tiếng để làm động lực học tập. Ai rồi cũng sẽ có những mục tiêu riêng trong việc học hành nhưng người chiến thắng sẽ là người biết cách học, biết cách chạm đến mục tiêu của bản thân. Khi bạn đã xác định được mục tiêu của mình tức là bạn phải nỗ lực, cố gắng hơn nhiều lần. Không chỉ vậy, bạn cần phải đặt niềm tin vào bản thân rằng mình có thể làm được.

Mạnh dạn hỏi giáo viên khi có thắc mắc

Nếu như bạn ngại ngùng khi phải hỏi giáo viên về phần mình chưa hiểu rõ thì hãy mạnh dạn lên. Học là để trau dồi cho bản thân. Nếu như sinh ra, ai cũng đã biết hết tất cả mọi thứ thì việc học không còn ý nghĩa gì nữa. Vậy nên, bạn hãy mạnh dạn hỏi giáo viên để những người thầy, người cô giải đáp thắc mắc cho mình.

Bài văn chia sẻ kinh nghiệm học tập

Học cùng bạn bè

Bạn bè luôn là những người đồng hành trong suốt quãng thời gian học tập và có chung chí hướng với mình. Chẳng có điều gì tuyệt vời hơn khi những người bạn ấy dành thời gian để học cùng ta. Bởi lẽ, chúng ta sẽ có thể hỏi bạn bè những bài tập, vấn đề thắc mắc một cách tự nhiên nhất.

Bài văn chia sẻ kinh nghiệm học tập

Chọn những khung giờ khoa học để hoàn thành công việctốt nhất

Tôi đã từng biết đến nhiều bạn học sinh, sinh viên miệt mài học tập không ngừng và thậm chí, họ còn không thể có một bữa ăn hay giấc ngủ trọn vẹn. Trước những tình huống như vậy, tôi lại không đồng tình với cách học đó. Chúng ta nên sắp xếp thời gian hợp lý hơn để phục vụ việc học. Chẳng hạn vàosáng sớm, đó là lúc tinh thần tỉnh táo nhất và sẽ tăng năng suất làm việc hơn. Hoặc là buổi tối, đó là khung giờ lý tưởng được ưa chuộng vì bạn có nhiều thời gian hơn. Không chỉ vậy, bạn có thể dành ra những thời gian rảnh để ôn tập kiến thức như trước khi vào tiết học, một số giờ ra chơi,…

Bài văn chia sẻ kinh nghiệm học tập

Thật may mắn khi tôi đã phát hiện được một số phương pháp học tập bổ ích như vậy. Những phương pháp này khiến việc học của tôi trở nên dễ dàng hơn. Tôi đã áp dụng thành công những phương pháp này

Khi nhắc đến môn Giáo dục công dân đa số các em cho rằng môn này rất dễ học. Đúng là môn Giáo dục công dân sẽ rất dễ học nhưng dễ với điều kiện các em có phương pháp học đúng đắn và có thái độ học tập tích cực, nghiêm túc. Có thể nói, môn giáo dục công dân là một bộ môn Khoa học xã hội có vị trí rất quan trọng.

Tại sao lại có vị trí quan trọng? Bởi vì khi chúng ta học tốt thì môn học không chỉ đóng góp một phần điểm số quan trọng cho quá trình xét điểm tốt nghiệp Trung học phổ thông mà bên cạnh đó bộ môn sẽ trang bị cho các em hành trang kiến thức cơ bản về pháp luật để các em có thể vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống cá nhân hằng ngày và từ đó giúp các em có thể hình thành nhân cách, kĩ năng ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, các quy định của pháp luật, phù hợp với yêu cầu về sự tiến bộ chung của xã hội.

Không chỉ riêng môn Giáo dục công mà còn đối với các môn học khác trong chương trình lớp 12 mỗi môn sẽ có một số yêu cầu đặc thù riêng biệt cùng với cách học khác nhau để tiếp thu kiến thức. Thông qua quá trình giảng dạy của mình Thầy xin chia sẻ với các em một số kinh nghiệm để có thể học tập tốt môn Giáo dục công dân 12 như sau:

– Đặt mục tiêu học tập rõ ràng. Bởi vì, khi ta xác định rõ mục tiêu thì ta sẽ có kế hoạch học tập cụ thể, vừa giúp ta tiết kiệm thời gian học vừa giúp ta học có hệ thống.

– Khi học các em cần phải hiểu được bản chất vấn đề đang đề cập. Bởi hiểu bản chất sẽ giúp ta dễ dàng ghi nhớ, vận dụng; và bản thân phải lấy được một số ví dụ cơ bản để nhận biết vấn đề liên quan đến bài học.

– Các em phải học từ cơ bản đến nâng cao. Nếu ta quá ham các câu vận dụng nâng cao mà bỏ qua các câu dạng kiến thức “nhận biết và thông hiểu” đơn giản thì ta có thể mất rất nhiều điểm, đối với môn học của chúng ta đây là một điều cực kì không tốt. Vì lượng điểm số của môn học liên qua chủ yếu đến hai mức độ kiến thức này (chiếm khoảng 75% điểm số trong cấu trúc đề thi 40 câu trắc nghiệm Tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia).

– “Muốn biết thì phải hỏi”. Trong quá trình học những vấn đề các em chưa hiểu rõ, chưa tìm được câu trả lời, chưa phân biệt được các hành vi liên quan đến pháp luật được đề cập quá trình học và làm bài tập các em phải mạnh dạn hỏi giáo viên khi đang giảng dạy trên lớp hoặc qua các kênh liên lạc (Facebook, Zalo…) sau khi đã kết thúc giờ học để tìm câu trả lời cụ thể nhất cho vấn đề mà các em chưa hiểu.

– Luôn sẵn sàng học tập từ các bạn xung quanh. Thầy/Cô chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của các em là học tập với bạn bè nên học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng. Bạn bè không chỉ có thể hướng dẫn các em tìm ra câu trả cho nội dung kiến thức mình còn thiếu mà còn có thể giúp các em tìm ra phương pháp học tập hiệu quả phù hợp với bản thân mình.

– Tìm hiểu về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật.

– Thường xuyên đọc tin tức, báo, xem thời sự để cập nhật những thông tin liên quan đến chính sách pháp luật, đời sống xã hội, tình hình kinh tế – chính trị của đất nước.

– Khi áp dụng kiến thức cơ bản làm bài trắc nghiệm đối với môn học các em có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp làm bài như:

+ Câu dễ làm trước, câu khó làm sau;

+ Tìm từ “khóa” trong câu hỏi;

+ Sử dụng phương pháp loại trừ;

+ Không được bỏ trống đáp án;

+ Phân bổ thời gian hợp lí;

+ Đối với câu hỏi nằm ở mức độ kiến thức vận dụng và vận dụng cao các em có thể tham khảo cách làm như sau: “Đọc câu hỏi trước khi đọc nội dung tình huống”

Vì sao chúng ta phải đọc câu hỏi trước?

+ Khi đọc câu hỏi trước sẽ giúp chúng ta hiểu được vấn đề sẽ được đề cập đến trong nội dung tình huống là gì;

+ Giúp các em hình dung được những hành vi nào sẽ thực hiện đúng (hoặc sai) theo nội dung yêu cầu câu hỏi;

+ Giúp các em tiết kiệm được thời gian tối đa thời gian làm bài (vì sẽ tránh được việc các em đọc đi đọc lại tình huống quá nhiều lần).

Những kinh nghiệm trên đây Thầy chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo, các em có thể tìm hiểu thêm nhiều phương pháp học phù hợp với mình hơn nữa thông qua giáo viên khác, bạn bè, trang thông tin trên mạng xã hội. Để học tập tốt một môn học nào đó thì đương nhiên cần phải có sự tích hợp của nhiều yếu tố mang lại, nhưng hy vọng với kinh nghiệm trên có thể bổ sung cho thêm một phần về phương pháp học tập hiệu quả môn Giáo dục công dân trong chương trình lớp 12.

Thầy xin chúc tất cả các em: Học tập tốt và đạt kết quả cao trong kì thi Tốt nghiệp trung học phổ thông.