Bài tập về độ và điểm nút GDCD 10

Đua top nhận quà tháng 4/2022Đại sứ văn hoá đọc 2022

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

Bài tập về độ và điểm nút GDCD 10

XEM GIẢI BÀI TẬP SGK GDCD 10 - TẠI ĐÂY

Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật là nó mà không phải là cái khác.

>>> Xem thêm: Phạm trù “chất”

Lượng là gì?

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng cũng như của các thuộc tính của nó.

Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là “điểm nút”.

Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng ĐÃ ĐỦ làm THAY ĐỔI CĂN BẢN về chất của sự vật, hiện tượng. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới “điểm nút”, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới thông qua “bước nhảy” căn bản về chất.

Ví dụ về điểm nút

Ví dụ: Người học viên khi ra trường trở thành người nhân viên chuyên môn kỹ thuật sẽ được bổ sung những yếu tố mới về mặt phẩm chất đạo đức, về năng lực chuyên môn… sẽ giúp người nhân viên biến đổi nhanh hơn về chất.

Bước nhảy là gì?

Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự THAY ĐỔI CĂN BẢN về chất của sự vật, hiện tượng do sự thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng trước đó gây nên. “Bước nhảy” là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển đồng thời đó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn vận động, phát triển mới của sự vật, hiện tượng.

Như vậy, Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó mà sự thay đổi về lượng ĐÃ ĐỦ để làm thay đổi CĂN BẢN về chất của sự vật, hiện tượng – có nghĩa là, tại đó, sự vật, hiện tượng đã tích lũy đủ về lượng để CÓ THỂ (chỉ là “có thể” thôi-câu trong ngoặc đơn này không ghi vào bài nhá!) thực hiện được “bước nhảy” làm thay đổi căn bản về chất, chuyển từ chất cũ sang chất mới; SONG, KHÔNG PHẢI sự tích lũy về lượng cứ đạt đến điểm nút là đã LÀM CHO chất của sự vật, hiện tượng thay đổi HOÀN TOÀN. CHỈ SAU KHI thực hiện XONG BƯỚC NHẢY về chất, sự vật, hiện tượng MỚI thay đổi được HOÀN TOÀN về chất.

(Nói nhanh cho nó dễ hiểu-nhưng không được ghi vào bài-thì: “Điểm nút” KHÔNG đánh dấu sự thay đổi hoàn toàn về chất của sự vật, hiện tượng mà CHỈ đánh dấu thời điểm sự vật, hiện tượng CÓ THỂ thực hiện bước nhảy làm thay đổi căn bản về chất. CHỈ sau khi bước nhảy căn bản về chất ĐÃ được thực hiện XONG, khi đó, sự vật, hiện tượng mới thay đổi HOÀN TOÀN về chất).

VD: … (lấy VD minh họa cho cái “>> Như vậy…” thôi các bác nhé!)

Các tìm kiếm liên quan đến Điểm nút: ví dụ về điểm nút gdcd 10, so sánh giữa độ và điểm nút, nêu ví dụ về độ và điểm nút, ví dụ về chất và lượng trong triết học, ví dụ về mối quan hệ giữa chất và lượng, ví dụ về bước nhảy toàn bộ, ví dụ về chất và lượng gdcd 10, ví dụ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất

Điểm nút là gì?

Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng ĐÃ ĐỦ làm THAY ĐỔI CĂN BẢN về chất của sự vật, hiện tượng. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới “điểm nút”, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới thông qua “bước nhảy” căn bản về chất.

Ví dụ về điểm nút?

Ví dụ: Người học viên khi ra trường trở thành người nhân viên chuyên môn kỹ thuật sẽ được bổ sung những yếu tố mới về mặt phẩm chất đạo đức, về năng lực chuyên môn… sẽ giúp người nhân viên biến đổi nhanh hơn về chất.

Bài tập về độ và điểm nút GDCD 10
report this ad

Bài tập về độ và điểm nút GDCD 10
Bài tập về độ và điểm nút GDCD 10

Chúng ta vẫn thường nhắc tới câu: Có công mài sắt có ngày nên kim, câu tục ngữ mang ý nghĩa sâu sắc, nghĩa đen của nó chỉ đơn thuần là mài nhiều thì có ngày cây sắt đó sẽ nên kim, nhưng ý nghĩa sâu rộng mà câu này muốn nhắn nhủ con người lại có ý nghĩa mạnh mẽ khuyên nhăn con người nên học hỏi sự kiên trì và lý tưởng sống tốt đẹp sẽ đưa họ trở thành những con người thành công. Trên cuộc đời này không có việc gì khó nếu như chúng ta biết cố gắng học tập và rèn luyện, những ngày gian nan vất vả rèn luyện đó sẽ giúp chúng ta thực sự trở thành những con người có ích cho xã hội này.Trong Triết học, câu tục ngữ này nói về quy luật từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại.

1. Chất

⇒ Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.

* Ví dụ: Muối và đường.

Điểm giống: Màu trắng, dễ hòa tan trong nước, dạng hạt, dùng để nấu ăn.

Điểm khác:

MuốiĐường
Vị mặn, được làm từ nước biểnVị ngọt, được làm từ mía

⇒ Những điểm giống và khác nhau được gọi là thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Thuộc tính là đặc tính vốn có của một sự vật, nhờ đó sự vật tồn tại và qua đó con người nhận thức được sự vật, phân biệt được sự vật này với sự vật khác.

+ Thuộc tính cơ bản: Quy định sự tồn tại, phát triển của sự vật, hiện tượng (Chỉ ra điểm khác biệt của sự vật, hiện tượng; giúp ta phân biệt được sự vật này với sự vật khác).

+ Thuộc tính không cơ bản: Không quy định sự tồn tại, phát triển của sự vật, hiện tượng (Chỉ ra điểm chung có ở tất cả sự vật, hiện tượng; không giúp ta phân biệt được sự vật này với sự vật khác).

→ Trong 2 thuộc tính nêu trên: Thuộc tính cơ bản sẽ tạo nên chất của sự vật, hiện tượng. Xét trong ví dụ trên: Chất của muối là vị mặn, được làm từ nước biển; chất của đường là vị ngọt, được làm từ mía. Như vậy, có rất nhiều thuộc tính, nhưng thuộc tính cơ bản mới tạo nên chất của sự vệt, hiện tượng và mới giúp chúng ta phân biệt được sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác.

* Ví dụ: Người và động vật

⇒ Ta xét trong mối quan hệ giữa con người và động vật, ta thấy: Động vật và con người có những điểm chung như: Có lông mao bao phủ, thân nhiệt ổn định; có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ; khoang ngực và khoang bụng ngăn cách nhau bởi cơ hoành; bộ răng có 2 lứa là răng sữa và răng trưởng thành phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm… Những điểm chung này chính là những thuộc tính không cơ bản (không giúp chúng ta phân biệt giữa động vật và con người). Để phân biệt giữa con người với động vật thì các thuộc tính: có lao động, ngôn ngữ, chữ viết, tiếng nói, có chứng minh thư, có số điện thoại, có dấu vân tay (điểm khác nhau)… là thuộc tính cơ bản (giúp chúng ta phân biệt giữa động vật và con người).

Nhưng nếu ta xét các thuộc tính: có lao động, ngôn ngữ, chữ viết, tiếng nói, có chứng minh thư, có số điện thoại trong mối quan hệ để phân biệt giữa người A và người B thì các thuộc tính trên không phải tất cả đều là thuộc tính cơ bản mà chỉ có 1 vài các thuộc tính: có chứng minh thư, có số điện thoại, có dấu vân tay mới là thuộc tính cơ bản (giúp chúng ta phân biệt người A với người B vì mỗi người đều có số chứng minh thư, số điện thoại, dấu vân tay khác nhau để nhận ra). Khi đó các thuộc tính còn lại: có lao động, ngôn ngữ, chữ viết, tiếng nói sẽ trở thành thuộc tính không cơ bản (không giúp chúng ta phân biệt người A với người B). Chính những thuộc tính cơ bản nêu trên được tổng hợp lại tạo thành chất của người A khác với chất của người B.

→ Như vậy, khi đánh giá chất của một sự vật hiện tượng thì ta đặt chúng trong mối quan hệ cụ thể để xác định chất.

2. Lượng

⇒ Khái niệm lượng dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)… của sự vật và hiện tượng.

– Các loại lượng

+ Lương đếm được: Biểu thị bằng con số với các đơn vị đo lường cụ thể. Ví dụ: lít, cm, dm…

+ Lượng không đếm được: Tượng trưng cho tình cảm, ý chí (ý thức nói chung). Ví dụ: Lòng yêu nước, tình yêu nam nữ…

3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất

a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất

– Độ là giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng. Để các em lên được cấp 3 thì chúng ta trải qua các giai đoạn học tập từ thấp đến cao, đó là:

Mầm non → Tiểu học → THCS → THPT

Ở mỗi giai đoạn thì chúng ta cần phải tiến hành làm các bài thi, bài kiểm tra để chuyển cấp. Chuyển từ Mầm non → Tiểu học → THCS → THPT.

⇒ Trong các giai đoạn đó, có các khoảng thời gian học tập là khác nhau:

+ Mầm non: 3 năm.

+ Tiểu học: 5 năm.

+ THCS: 4 năm.

+ THPT: 3 năm.

Các khoảng thời gian: 3 năm của mầm non và THPT, 5 năm của Tiểu học, 4 năm của THPT được gọi là Độ. Các khoảng thời gian này mặc dù có sự thay đổi về lượng (thời gian học tập) nhưng chưa làm thay đổi chất của quá trình học tập bởi vì có những người bằng tuổi học cùng lớp nhưng lại ra trường muộn hơn. Chính sự thay đổi về lượng mà chưa làm thay đổi chất được gọi là Độ

– Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng.

Trong giới hạn của một độ nhất định, lượng thường xuyên biến đổi còn chất tương đối ổn định. Sự thay đổi về lượng của sự vật có thể làm chất thay đổi ngay lập tức nhưng cũng có thể làm thay đổi dần dần chất cũ. Lượng đổi đến một giới hạn nhất định – điểm nút, nếu có điều kiện sẽ diễn ra bước nhảy làm thay đổi chất của sự vật.

b. Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng

– Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo ra sự thống nhất mới giữa chất và lượng.

– Muốn chuyển từ chất cũ sang chất mới phải thông qua bước nhảy. Theo đó, Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do những sự thay đổi về lượng trước đó gây nên. Bước nhảy kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng và mở đầu cho một giai phát triển mới. Đó là gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật đồng thời là một tiền đề cho một quá trình tích lũy liên tục về lượng tiếp theo.

– Chất mới ra đời, nó tác động trở lại lượng mới, làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ nhịp điệu của sự vận động phát triển của sự vật. Ví dụ: Từ 3 đường thẳng ta ghép lại thành hình tam giác, khi thêm 1 đường thẳng vào ta có các hình khác: hình tứ giác, hình bình hành, hình chữ nhật, hình vuông…

⇒ Như vậy, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy.

4. Liên hệ bản thân

* Từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ.

Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diến ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất và việc học tập của học sinh cũng không nằm ngoài điều đó. Để thi đỗ trường Đại học chúng ta cần phải tích lũy các kiến thức ở các cấp học từ Tiểu học, THCS đến THPT. Như vậy có thể coi học tập là quá trình tích lũy về lượng mà điểm nút là các kỳ thi, thi cử là bước nhảy và điểm số xác định quá trình tích lũy kiến thức đã đủ dẫn tới sự chuyển hóa về chất hay chưa. Do đó, trong hoạt động nhận thức, học tập của học sinh phải biết từng bước tích lũy về lượng ( tri thức) làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật. Tránh gặp gấp rút mỗi khi sắp đến kỳ thi, như vậy là thiếu kinh nghiệm nhận thức được trong quá trình học tập. Tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội trong học tập và trong hoạt động thực tiễn hàng ngày.

* Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn

Trong quá trình học tập và rèn luyện của học sinh cần tránh tư tưởng tả khuynh, tức là, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy . Học sinh khi học đủ những kiến thức cơ bản có sự biến đổi về chất mới có thể học tiếp những kiến thức sâu hơn, khó hơn. Học tập nghiên cứu từ dễ đến khó là phương pháp học tập mang tính khoa học mà chúng ta đều biết nhưng trong thực tế, không phải ai cũng có thể thực hiện được. Nhiều học sinh trong quá trình đi học tập do không tập trung, còn mải mê vui chơi , dẫn đến sự chậm chễ trong học tập, rồi “nước tới chân mới nhảy” khi sắp thi họ mới tập trung cao độ vào việc học. Giai đoạn ôn thi là lúc ta củng cố lại kiến thức chứ không phải học mới, do đó học tập chăm chỉ trong thời gian này không thể đảm bảo lượng kiến thức qua được kỳ thi. Ngược lại có nhiều bạn có ý thức học ngay từ đầu, nhưng họ lại nóng vội, muốn học nhanh, nhiều để hơn người khác, chưa học cơ bản đã đến nâng cao, “chưa học bò đã lo học chạy”. Như vậy, muốn tiếp thu được tri thức ngày càng nhiều và đạt được kết quả cao, thì mỗi bạn cần phải hàng ngày học tập, học từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để có sự biến đổi về chất.

*Liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan

Khi bước chân vào cấp 3, có một bộ phận không nhỏ trong học sinh tự mãn với những gì đã đạt được, không tiếp tục nỗ lực và phấn đấu vươn lên, sống không có lý tưởng, hoài bão. Nhưng bên canh đó một số học sinh có ý thức rèn luyện và phấn đấu học tập để có trình độ tri thức cao nhất.

Trong quá trình học tập, học sinh phải trải qua rất nhiều kỳ thi. Kết quả tốt của các kỳ thi đánh dấu ta kết thúc một giai đoạn và là bước khởi đầu cho ta sang một giai đoạn mới đòi hỏi chúng ta có một trình độ cao hơn, lượng kiến thức nhiều hơn, chính vì vậy, mỗi học sinh cần phải không ngừng học tập phấn đấu để tiếp cận những tri thức mới ở trình độ cao hơn. Nó giúp chúng ta tránh được tư tưởng bảo thủ, trì trệ trong học tập rèn luyện.

* Sự phát triển bền vững của tập thể phụ thuộc vào bản thân mỗi học sinh

Một tập thể bao gồm nhiều cá nhân. Mỗi cá nhân có phẩm chất tốt (lượng) sẽ góp phần tạo nên “chất” tốt cho tập thể đó. Một lớp học tập tốt, nếu trong lớp có nhiều cá nhân có ý thức học tập tốt, luôn cố gắng để phấn đấu đạt được thành tích cao. Một lớp đoàn kết nếu các cá nhân luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Có thể nói uy tín, thành tích của một lớp phụ thuộc vào sự phấn đấu nỗ lực của mỗi học sinh.

Tóm lại, việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò to lớn trong việc học tập và rèn luyện của học sinh. Lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật, chỉ khi nào lượng được tích lũy tới một độ nhất đinh mới làm thay đổi về chất, do đó trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập của học sinh phải tích lũy dần về lượng và đồng thời phải biết thực hiện và thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi để biến đổi về chất. Những việc làm vĩ đại của con, bao giờ cũng tổng hợp những việc làm bình thường, vì vậy mỗi học sinh phải luôn tích cực học tập, chủ động trong công việc học tập và rèn luyện của mình cả đức và tài, để trở thành một con người phát triển toàn diện, tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội mà không chịu tích lũy về kiến thức (lượng).

B. Trắc nghiệm

Câu 1: Trong Triết học, khái niệm chất dùng để chỉ?

A. Những thuộc tính bản chất nhất của sự vật và hiện tượng.

B. Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.

C. Những thành phần cơ bản để cấu thành sự vật, hiện tượng.

D. Những yếu tố, thuộc tính, đặc điểm căn bản của sự vật, hiện tượng.

Đáp án: B

Câu 2: Để phân biệt sự vật, hiện tượng này với các sự vật và hiện tượng khác, cần căn cứ vào yếu tố nào dưới đây?

A. Lượng.    C. Thuộc tính.

B. Chất.    D. Điểm nút.

Đáp án: B

Câu 3: Cách giải thích nào dưới đây đúng khi nói về cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng?

A. Do sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đối về chất.

B. Do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

C. Do sự phủ định biện chứng.

D. Do sự vận động của vật chất.

Đáp án: A

Câu 4: Chất của sự vật được tạo thành từ?

A. Các thuộc tính cơ bản.

B. Số lượng các thuộc tính.

C. Thuộc tính không cơ bản.

D. Thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản

Đáp án: A

Câu 5: “Thuộc tính” được chia thành?

A. Thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản.

B. Thuộc tính đếm được và thuộc tính không đếm được.

C. Thuộc tính trừu tượng và thuộc tính khái quát.

D. Thuộc tính khách quan và thuộc tính chủ quan.

Đáp án: A

Câu 6: Để phân biệt giữa đường và muối ta căn cứ vào thuộc tính nào dưới đây?

A. Màu trắng, dễ hòa tan trong nước.

B. Khối lượng.

C. Đường vị ngọt, muối vị mặn.

D. Dễ hòa tan trong nước.

Đáp án: C

Câu 7: Giữa muối và đường đều có thuộc tính là dễ hòa tan trong nước. Thuộc tính này gọi là?

A. Thuộc tính cơ bản.

B. Thuộc tính không cơ bản.

C. Thuộc tính khách quan.

D. Thuộc tính chủ quan.

Đáp án: B

Câu 8: Thuộc tính cơ bản có vai trò là?

A. Phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác.

B. Chỉ ra đặc điểm chung của sự vật.

C. Chỉ ra số lượng mang các thuộc tính đó.

D. Chỉ ra vai trò của sự vật, hiện tượng.

Đáp án: A

Câu 9: Câu nào sao đây nói về cách thức của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng?

A. Tích tiểu thành đại.

B. Học, học nữa, học mãi.

C. Học tài thi phận.

D. Tức nước vỡ bờ.

Đáp án: A

Câu 10: Để phân biệt với Cám thì các đức tính: Hiền lành, tốt bụng, chăm chỉ được gọi là?

A. Chất của Tấm.

B. Thuộc tính của Tấm.

C. Độ.

D. Lượng.

Đáp án: A

Câu 11: Các đặc điểm: Chất lỏng, không màu, không mùi, không vị được gọi là?

A. Chất của nước tinh khiết.

B. Lượng của nước tinh khiết.

C. Độ của nước tinh khiết.

D. Điểm nút của nước tinh khiết.

Đáp án: A

Câu 12: Vào 21h30’ em đi học thêm về, trên đường về em gặp một thanh niên đang vạ vật ở ven đường và có biểu hiện như người bị nghiện đang tiến đến gần chỗ em, trong tình huống này em sẽ chọn cách nào sau đây?

A. Đạp xe thật nhanh để phóng về nhà.

B. Dừng lại hỏi thăm xem họ cần giúp đỡ không.

C. Hét thật to.

D. Đưa họ đến trạm y tế gần nhất.

Đáp án: A

Câu 13: Gần nhà em có bạn X và bạn Y, được biết bạn X là người khuyết tật, gia đình nghèo khó nên bạn Y đã chủ động sang giúp đỡ gia đình bạn X bằng cách hằng ngày bạn Y đều cõng bạn tới trường và giúp đỡ bạn trong học tập và cuộc sống khi bạn gặp khó khăn. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Không quan tâm vì đó không phải việc của mình.

B. Trêu trọc bạn X vì bạn là người khuyết tật.

C. Cùng với bạn Y giúp đỡ bạn X và gia đình bạn.

D. Hỏi han bạn X vài câu cho xong.

Đáp án: C

Câu 14: Lượng được chia thành?

A. Lượng đếm được và lượng không đếm được.

B. Lượng trừu tượng và lượng cụ thể.

C. Chỉ có lượng đếm được.

D. Chỉ có lượng không đếm được.

Đáp án: A

Câu 15: Trong cách thức vận động, phát triển, mỗi sự vật và hiện tượng đều có hai mặt thống nhất với nhau, đó là?

A. Độ và điểm nút.

B. Điểm nút và bước nhảy.

C. Chất và lượng.

D. Bản chất và hiện tượng.

Đáp án: C

Câu 16: Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào ?

A. Chất biến đổi trước, hình thành lượng mới tương ứng.

B. Lượng biến đổi nhanh, chất biến đổi chậm.

C. Lượng biến đổi trước và chậm, chất biến đổi sau và nhanh.

D. Chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.

Đáp án: B

Câu 17: Trong Triết học, điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó ?

A. Các sự vật thay đổi.

B. Sự vật và hiện tượng thay đổi về chất.

C. Lượng mới ra đời.

D. Sự vật mới hình thành, phát triển.

Đáp án: B

Câu 18: Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì ?

A. Sự vật thay đổi.

B. Lượng mới hình thành.

C. Chất mới ra đời.

D. Sự vật phát triển.

Đáp án: C

Câu 19: Điều kiện để chất mới ra đời là gì?

A. Tăng lượng liên tục.

B. Lượng biến đổi trong giới hạn cho phép.

C. Lượng biến đổi đạt tới điểm nút.

D. Lượng biến đổi nhanh chóng.

Đáp án: C

Câu 20: Khái niệm dung để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển, quy mô tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng là ?

A. Bước nhảy.    B. Chất.

C. Lượng.    D. Điểm nút.

Đáp án: C

Câu 21: Cách hiểu nào dưới đây về mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất là đúng?

A. Mọi sự biến đổi về lượng đều dẫn đến sự biến đổi về chất.

B. Lượng biến đổi dần dần đạt tới một giới hạn nhất định làm cho chất biến đổi.

C. Chất mới ra đời vẫn giữ nguyên lượng cũ.

D. Lượng biến đổi liên tục làm cho chất thay đổi.

Đáp án: B

Câu 22: Cách giải thích nào dưới đây đúng khi nói về cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng?

A. Do sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đối về chất.

B. Do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

C. Do sự phủ định biện chứng.

D. Do sự vận động của vật chất.

Đáp án: A

Comments

comments