Bài tập tình huống về luật hôn nhân gia đình năm 2024

Bài 1: A và B là vợ chồng hợp pháp. Năm 2017 do mâu thuẫn vợ chồng nên

anh A quyết định nộp đơn ly hôn với chị B. ĐƯợc biết trong thời gian này chị

B đang nuôi con nhỏ ( 6 tháng tuổi). Hỏi:

  1. Anh A có quyền nộp đơn ly hôn trong trường hợp n ày không? Vì sao?
  1. Giả sử anh A chứng minh được con 6 tháng tuổi này không phải là con

của anh A thì A có được nộp đơn ly hôn không? Vì sao?

  1. Giả sử A và B thuận tình ly hôn khi con chung của cả hai mới được 6

tháng tuổi thì có được không? Vì sao?

Bài 2: Năm 2000, Anh A và chị B chung sống với nhau nhau như vợ chồng,

không đăng ký kết hôn. Trong thời gian chung sống A và B có con chung là

cháu M ( sinh năm 2005) và cháu N ( sinh năm 2007). Tháng 9/ 2014, anh A lại

có tình cảm với chị C nên không ở cùng chị B và các con. Tháng 12/2016, anh

A đã đăng ký kết hôn với chị C. BIết được sự việc trên nên tháng 4/ 2017, chị

B đã nộp đơn yêu cầu Tòa án Hủy kết hôn trái pháp luật giữa A và C vì chị

cho rằng mình mới là vợ hợp pháp của anh A. Hỏi:

  1. Chị B có quyền nộp đơn yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật trong

trường hợp này không? Vì sao?

  1. Nếu Tòa án giải quyết theo hướng hủy kết hôn trái pháp luật của A và C

thì có đúng quy định pháp lý không? Vì sao?

  1. Giả sử 3/2018, anh A nộp đơn ly hôn với chị B thì có hợp pháp ko? Vì

sao?

  1. Được biết vào tháng 5/2018 vì bị tai nạn nên anh A chết, hỏi ai là người

ở hàng thừa kế thứ 1 của anh A. Được biết trong thời gian chung sống

với chị B, cả hai có 1 căn nhà ( giá trị hiện tại là 2 tỷ đồng); trong thời

gian sống với với chị C cả hai có 1 tài chung là sổ tiết kiệm trị giá 1,5 tỷ,

đồng thời giữa A và C không có con chung. Anh A đã mất bố và mẹ.

Bài 1

  1. Không được. vì căn cứ khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

cũng quy định “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ

đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”

  1. Với trường hợp của A thì hiện tại A không được quyền nộp đơn ly hôn. Bởi

hiện tại, B đang mang thai. Mà theo khoản 3 Điều 51 Luật HN&GĐ, chồng

Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG - LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH - HÔN NHÂN THỰC TẾ

Anh A và chị B làm lễ cưới năm 1986 trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện nhưng không đăng ký kết hôn. Sau khi cưới, chị B về chung sống với gia đình bố mẹ anh A tại phường P, quận H, nhưng chưa chuyển hộ khẩu về. Thời gian đầu hai người chung sống hạnh phúc, đến năm 2000 bắt đầu phát sinh mâu thuẫn, nguyên nhân do anh A nghi ngờ chị B có quan hệ ngoại tình. Từ năm 2002 đến nay, chị B bỏ về sống với gia đình mẹ tại thôn Y, huyện Đ, Hà Nội và đăng ký tạm trú tại đây. Vợ chồng chưa có con chung. Tháng 5/2005, anh A đã làm đơn gửi đến Tòa án quận H với nội dung yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật giữa anh và chị B, vì anh chị không đăng ký kết hôn và hiện chị B đang sống với người đàn ông khác.

  1. Theo anh (chị) thì quan hệ pháp luật cần giải quyết trong vụ việc nói trên là quan hệ hôn nhân thực tế hay quan hệ hôn nhân trái pháp luật? Tại sao?
  1. Tòa án nhân dân (TAND) quận H có thẩm quyền giải quyết vụ án này hay không? Tại sao?

BÀI LÀM

  1. Quan hệ pháp luật cần giải quyết trong vụ việc trên là quan hệ hôn nhân thực tế, được pháp luật thừa nhận.

Quan hệ hôn nhân trái pháp luật là quan hệ hôn nhân phát sinh từ việc kết hôn trái pháp luật. Theo Điểm 3 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000: “Kết hôn trái pháp luật được hiểu là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định”.

Trong trường hợp nêu trên, anh A và chị B làm lễ cưới trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện nhưng không đăng ký kết hôn. Như vậy, quan hệ giữa anh A và chị B không phải là quan hệ hôn nhân trái pháp luật.

Thêmvào đó, theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 77/2001/NĐ – CP:

“Những trường hợp quan hệ vợ chồng xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, mà chưa đăng ký kết hôn, thì được Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận tiện cho đăng ký kết hôn. Việc đăng ký kết hôn đối với những trường hợp này không bị hạn chế về thời gian.”

Theo quy định nêu trên, pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987.

Trong trường hợp này, anh A và chị B làm lễ cưới năm 1986 trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện nhưng không đăng ký kết hôn. Như vậy, pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng giữa anh A và chị B.

Qua phân tích, ta có thể thấy quan hệ pháp luật cần giải quyết trong vụ việc nói trên là quan hệ hôn nhân thực tế bởi bên cạnh việc làm đám cưới năm 1986, anh chị tuy chưa có con chung nhưng họ chung sống với nhau tại nhà bố mẹ anh A cho tới năm 2000 khi mối quan hệ rạn nứt và năm 2002, chị B đã bỏ về sống với bố mẹ chị tại thôn Y. Mặc dù không có con chung nhưng họ đã sống hạnh phúc với nhau 15 năm và pháp luật nước ta thừa nhận đó là quan hệ hôn nhân thực tế.

  1. TAND quận H không có thẩm quyền giải quyết vụ án trên.

Theo Điểm a Mục 3 Nghị quyết 35/2000/QH10:

“ Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000”

Như vậy, việc anh A gửi đơn đến Tòa án với nội dung yêu cầu hủy hôn nhân

trái pháp luật giữa anh và chị B là không đúng. Tòa án huyện H sẽ không thụ lý đơn xin hủy hôn nhân trái pháp luật của anh A.

Nếu anh A làm đơn xin ly hôn với chị B thì thẩm quyền giải quyết sẽ được xem xét theo Điểm a, b Khoản 1 Điều 35 BLTTDS. Nếu anh A và chị B thỏa thuận với nhau (bằng văn bản) yêu cầu tòa án quận H giải quyết thì tòa án quận H sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ án trên. Nếu anh A và chị B không có thỏa thuận thì thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về nơi cư trú của bị đơn (tức chị H) là huyện Đ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội - NXB Tư pháp – 2005;

2. Bộ luật tố tụng dân sự 2005;

3. Luật hôn nhân và gia đình 2000;

4. Nghị quyết 35/2000/QH10 về thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000;

5. Nghị định 77/2001 quy định về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000;

PHỤ LỤC

Điểm a,b Khoản 1 Điều 35 Bộ luật TTDS quy định:

“Điều 35. Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

  1. Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;
  1. Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;”

Chủ đề