Bài tập tình huống luật hình sự phần chung

Câu 1. Bản án của Tòa án nhân dân quận B thành phố H áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiệm trọng theo quy định tại điểm i, khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 (SĐ, BS năm 2017) đối với bị cáo T như sau: “Bị cáo T mặc dù đã bị kết án vào năm 2007 những bản án này đã được xóa án tích nên được coi là phạm tội lần đầu; hành vi phạm tội lần này của bị cáo T là tội phạm ít nghiêm trọng”

Hỏi: Hãy cho nhận xét về quyết định áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS này của Tòa án nhân dân quận B?

Câu 2: A bị kết án 3 năm tù và hình phạt bổ sung là phạt tiền 5 triệu đồng về tội Trộm cắp tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 168 BLHS 1999 (SĐ, BS năm 2009). A chấp hành xong hình phạt tù vào ngày 20/4/2018 và hoàn thành hình phạt tiền vào ngày 16/5/2018.

Hỏi: Thời hạn đương nhiên xóa án tích đối với A được tính từ thời điểm nào? Vì sao?

Câu 3: Do có mâu thuẫn cá nhân nên X, Y (18 tuổi, đều là giới tính nam) và Z (17 tuổi, giới tính nữ) đã có hành vi đối với N (giới tính nữ) như sau: X bẻ tay, khống chế N từ phía sau để Y, Z đánh, tát vào mặt, đầu, bụng của N. Sau đó Y, Z xé quần áo của N và tiếp tục giữ tay N để cho X thực hiện hành vi giao cấu với N. X, Y, Z được xác định là phạm tội Hiếp dâm theo quy định tại Điều 141 BLHS 2015 (SĐ, BS năm 2017).

Hỏi: Xác định vai trò đồng phạm của X, Y và Z trong tình huống trên?

Câu 4: Ngày 20/12/2017, Tòa án nhân dân huyện A tuyên phạt Q 2 năm 6 tháng tù về tội Trộm cắp tài sản nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 5 năm. Việc giám sát, giáo dục Q được giao cho Ủy ban nhân dân xã H. Đến tháng 6/2018, Q đã hai lần cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định tại Điều 64 của Luật thi hành án hình sự 2010.

Hỏi: Trong trường hợp này, Tòa án có thể quyết định buộc Q phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo không? Vì sao?

Câu 5: Tại bản án số 61, G bị Tòa án nhân dân huyện M kết án 5 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khi đang chấp hành được 2 năm tù thì G bị phát hiện ra trước khi có bán án số 61, G đã thực hiện hành vi Cố ý gây thương tích. Tòa án nhân dân huyện M tiếp tục xét xử và tuyên án 2 năm cải tạo không giam giữ đối với G về tội Cố ý gây thương tích.

Hỏi: Hãy tổng hợp hình phạt đối với G theo quy định tại BLHS 2015 (SĐ, BS năm 2017)?

Câu 6: C bị Tòa án nhân dân quận P xét xử cùng một lần về nhiều tội phạm và bị quyết định hình phạt theo quy định của BLHS 2015 (SĐ, BS năm 2017) như sau:

– 6 tháng cải tạo không giam giữ về tội Che giấu tội phạm theo quy định tại Điều 389 BLHS;                                                           

– 2 năm tù và phạt tiền 7 triệu đồng về tội Trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 BLHS;

Biết rằng trước đó C đã bị tạm giam 3 tháng.

Hỏi: Hãy tổng hợp hình phạt đối với C theo quy định tại BLHS 2015 (SĐ, BS năm 2017)?

Câu 7: Tại bản án số 102, N bị Tòa án nhân dân huyện P kết án về tội Cướp tài sản như sau: Phạt tù với thời hạn là 7 năm, cấm cư trú 2 năm tại xã PA, huyện P. Khi đang chấp hành được 5 năm tù thì N có hành vi Cố ý gây thương tích với một phạm nhân khác và bị kết án 4 năm tù.

Hỏi: Hãy tổng hơp hình phạt đối với N theo quy định tại BLHS 2015 (SĐ, BS năm 2017)?

Câu 8: Tại bản án số 09, Tòa án nhân dân quận H tuyên phạt D 2 năm tù về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 4 năm; hình phạt bổ sung là phạt tiền 5 triệu đồng. Khi đang chấp hành được 1 năm thời gian thử thách, D tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy và bị tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù; hình phạt bổ sung là tịch thu một phần tài sản.

Hỏi: Hãy tổng hợp hình phạt đối với D theo quy định tại BLHS 2015 (SĐ, BS năm 2017)?

Câu 9: Ngày 26/01/2018, Q thực hiện hành vi giết người theo quy định tại khoản 2 Điều 123 BLHS 2015 (SĐ, BS năm 2017) (có mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm tù), sau đó bỏ trốn. Q bị truy nã và bị bắt giữ vào ngày 26/5/2018.

Hỏi: Thời hiệu truy cứu TNHS đối với Q là bao nhiêu lâu và được tính từ thời điểm nào?

Câu 10: D là công dân Việt Nam tham gia thực hiện các hành vi phạm tội sau:

– D vận chuyển trái phép chất ma túy từ lãnh thổ Việt Nam sang Lào;

– D cố ý gây thương tích đối với E tại Lào dẫn đến E chết.

Hỏi: Hãy xác định hiệu lực của BLHS Việt Nam đối với 2 hành vi phạm tội của D nêu trên?

Câu 11: A phạm tội giết người theo quy định tại khoản 2 Điều 123 BLHS 2015 (SĐ, BS năm 2017) với khung hình phạt là phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Tòa án xác định A có 4 tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS và không có tình tiết tăng nặng TNHS nào.

Hỏi: Trong trường hợp này, Tòa án có được áp dụng Điều 54 BLHS để quyết định hình phạt cải tạo không giam giữ đối với A hay không? Vì sao?

Câu 12: Khoảng 2h30’ ngày 11/3/2018, C (43 tuổi) đang ngủ thì tỉnh dậy vì phát hiện ra có người đột nhập vào khu chuồng trâu nhà mình. C liền lấy con dao phát để ở đầu giường chạy xuống chém nhiều nhát vào người đột nhập làm người đó bị thương tích 29% cơ thể.

Hỏi: Hành vi của C có được coi là phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay không? Vì sao?

Câu 13: H (24 tuổi) do thua cá độ bóng đá nên rủ V (19 tuổi) thực hiện hành vi bắt cóc con gái 4 tuổi của gia đình ông T nhằm chiếm đoạt tài sản. V đồng ý thực hiện hành vi cùng H nhưng V không biết mục đích chiếm đoạt tài sản của H mà chỉ muốn bắt cóc con gái ông T nhằm thỏa mãn thù hằn cá nhân.

Hỏi: H và T có phải là đồng phạm không? Vì sao?

Câu 14: Trong một vụ trộm cắp tài sản, 3 đối tượng L, M, N (cùng 20 tuổi) (đã phân công nhiệm vụ như sau: L chuẩn bị kìm, găng tay, bao đựng tiền, M đứng ngoài canh gác và báo động khi có người phát hiện, N trực tiếp đột nhập vào nhà ông X và chiếm đoạt được 50 triệu đồng. Quá trình xét xử, Tòa án xác định L có bố là liệt sĩ còn N phạm tội thuộc trường hợp tái phạm. Tòa tuyên án 3 đối tượng trên phạm tội Trộm cắp tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS với hình phạt giống nhau là 2 năm 6 tháng tù

Hỏi: Hãy cho nhận xét về quyết định áp dụng hình phạt của Tòa án trong tình huống trên?

Câu 15: A phạm tội Chống người thi hành công vụ và bị phạt 3 năm tù nhưng được hưởng án treo với thời gian thử thách 5 năm. Khi đang chấp hành thời gian thử thách được 2 năm, A bị xét xử về tội trộm cắp tài sản thực hiện trước khi có bản án này và bị xử phạt 2 năm tù.

Hỏi: Việc chấp hành hình phạt đối với A được thực hiện như thế nào? Vì sao?

Câu 16: Năm 17 tuổi, B bị Tòa án xử phạt 6 tháng tù giam về tội trộm cắp theo quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS. Một tháng sau khi hấp hành xong bản án, B lại phạm tội cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS.

Hỏi: Trường hợp này, B có phải chịu tình tiết “tái phạm” quy định tại Điều 53 BLHS năm 2015 (SĐ, BS năm 2017) hay không? Vì sao?

Câu 17: Năm 15 tuổi 9 tháng, G bị Tòa án xử phạt 4 năm tù giam về tội Cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 3 Điều 134 BLHS. Khi đang chấp hành án, G lại tiếp tục phạm tội cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 3 Điều 134 BLHS.

Hỏi: Trường hợp này, B có phải chịu tình tiết “tái phạm nguy hiểm” quy định tại Điều 53 BLHS năm 2015 (SĐ, BS năm 2017) hay không? Vì sao?

Câu 18: Bản án của Tòa án nhân dân thành phố N áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Phạm tội có tổ chức” theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 52 BLHS 2015 (SĐ, BS năm 2017) đối với các bị cáo P, Q, T với lập luận như sau: “Các bị cáo có sự phân công vai trò cụ thể và chặt chẽ để thực hiện tội phạm. Bị cáo P có vai trò tổ chức, bị cáo Q có vai trò giúp sức, bị cáo T là người thực hành nên tính chất đồng phạm của các bị cáo là đồng phạm có tổ chức”.

Hỏi: Hãy cho nhận xét về quyết định áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS này của Tòa án nhân dân thành phố N?

Câu 19: Trong quá trình giải quyết vụ án về tội Hiếp dâm, Cơ quan điều tra có nhận định như sau: “Vì bị can A mới chỉ ghì sát được chị B và tường và dùng một tay bịt miệng chị B, một tay giật đứt cúc áo của chị B chứ chưa thực hiện được hành vi giao cấu nên hành vi của A chưa thỏa mãn cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm theo quy định tại Điều 141 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). Do đó A không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này”.

Hỏi: Hãy cho nhận xét về nhận định trên của Cơ quan điều tra?

Câu 20: Trong quá trình giải quyết vụ án, Cơ quan điều tra đưa ra nhận định sau: “Theo kết luận giám định pháp y, bị can H thực hiện hành vi gây thương tích cho nạn nhân khi đang mắc bệnh run tay Parkinson khiến bị can mất khả năng điều khiển hành vi. Tuy nhiên, do bị can H vẫn còn khả năng nhận thức nên không được coi là rơi vào tình trạng không có năng lực TNHS theo quy định tại Điều 21 BLHS 2015 (SĐ, BS năm 2017). Do đó bị can H vẫn phải chịu TNHS”.

Hỏi: Hãy cho nhận xét về nhận định trên của Cơ quan điều tra?

Câu 21: Sau khi bị bắt giữ vì thực hiện hành vi giết người, tại cơ quan điều tra, P khai rằng mình sinh năm 2003, 14 tuổi 9 tháng nhưng không có bất cứ giấy tờ tùy thân nào để xác định được chính xác ngày, tháng, năm sinh của P.

Hỏi: Hãy nêu cách xác định tuổi của P trong trường hợp nêu trên?

Câu 22: Trong bản án hình sự số 29 ngày 17/6/2018, Tòa án nhân dân huyện M, tỉnh N xét xử Lê Minh Q và tuyên hình phạt chính là cải tạo không giam giữ, hình phạt bổ sung là cấm cư trú 2 năm tại xã A, huyện M, tỉnh N.

Hỏi:  Hãy nhận xét cách tuyên hình phạt chính và hình phạt bổ sung của Tòa án nhân dân huyện M đối với Q?

Câu 23: Do thù hằn cá nhân, P và Q (cùng 20 tuổi) nảy sinh ý định giết ông A. Ngày 26/6/2018, P đến nhà Q bàn bạc kế hoạch và mang theo 1 con dao, 1 đoạn dây thừng, găng tay, bịt mặt, xe máy đưa cho P để P thực hiện hành vi. Thấy Q còn lo lắng, P nói thêm: “Mày cứ làm đi, không sợ đâu. Có vấn đề gì tao sẽ giúp mày thoát tội” khiến Q đồng ý. Tuy nhiên, ngày hôm sau Q không thực hiện hành vi giết ông A mà mang các công cụ, phương tiện trên đến cơ quan công an trình báo?

Hỏi: Trong trường hợp này, P và Q có phải chịu TNHS không? Vì sao?

Câu 24: Tại bản án số 80 ngày 8/4/2018 xét xử N về tội Cướp tài sản, Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh Y đã đã áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là: “Tham gia vào nhóm, tổ chức phạm tội” và từ đó tăng nặng hình phạt đối với N

Hỏi: Hãy nhận xét về việc quyết định hình phạt của Tòa án?

Câu 25: Do thiếu tiền tiêu xài, C (19 tuổi) nảy sinh ý định trộm cắp tài sản của cửa hàng photocopy gần nhà. Đêm này 23/1/2018, C dùng kìm phá khóa, mở cửa lẻn vào cửa hàng. Khi đang lụi lọi tìm tài sản để trộm cắp thì C nghe thấy loáng thoáng người dân rủ nhau đi tập thể dục buổi sáng nên lo sợ, không tiếp tục thực hiện hành vi nữa mà bỏ về.

Hỏi: Hành vi của C có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Vì sao?

Câu 26: Qua trình xác minh một vụ án tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng xác định được ông H bắt đầu thực hiện hành vi tàng trữ trái phép 01 khẩu súng AK 247 từ tháng 8/1980 và bị phát hiện vào ngày 24/4/2018. Cơ quan điều tra cho rằng do thời gian tàng trữ đã diễn ra từ lâu nên không còn thời hiệu truy cứu TNHS đối với ông H nữa.

Hỏi: Hãy nhận xét về quan điểm của Cơ quan điều tra?

Câu 27: Trong bản án hình sự số 7 xét xử A, B, C (cùng 18 tuổi) đồng phạm về tội hiếp dâm, Tòa án nhân dân tỉnh N nhận định rằng: “Trong vụ án này, A có vai trò là người tổ chức đứng ra lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ và chỉ đạo B, C cùng thực hiện hành vi. Do đó, đây là vụ án được thực hiện với hình thức phạm tội có tổ chức”

Hỏi: Hãy nhận xét về nhận định trên của Tòa án?

Câu 28: Ngày 1/3/2018, trong một chuyến bay quốc tế từ Hà Nội đi Thái Lan với máy bay là của Việt Nam, J (23 tuổi) là người có quốc tịch Trung Quốc đã có hành vi cố ý gây thương tích đối với chị N là  tiếp viên hàng không có quốc tịch Việt Nam khiến cho chị N bị tổn thương cơ thể 12%.

Hỏi: Đây có phải là hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam không và BLHS Việt nam có hiệu lực đối với hành vi này không?

Câu 29: Do làm ăn thua lỗ, K (50 tuổi) là người có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý tài sản của cơ quan X đã nảy sinh ý định thực hiện hành vi tham ô tài sản bằng cách lấy bớt các sản phẩm trong kho của cơ quan X mang đi bán lấy tiền tiêu xài riêng. L tuy không có chức vụ, quyền hạn gì trong việc quản lý kho của cơ quan X nhưng L thường xuyên giúp đỡ K bằng cách đứng canh chừng và báo hiệu cho K nếu như có ai phát hiện ra.

Hỏi: Trường hợp này, L có đồng phạm với K về tội Tham ô tài sản không? Vì sao?

Câu 30: Ngày 12/8/2016, T thực hiện hành vi tham ô tài sản. Đến ngày 8/1/2018, T bị tòa án nhân dân tỉnh V xét xử và tuyên án tử hình. Sau đó, T đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm.

Hỏi: Trường hợp này, Tòa án có thể áp dụng quy định tại điểm c khoản 3 Điều 40 BLHS 2015 (SĐ, BS năm 2017) để không thi hành án tử hình đối với T không? Vì sao?