Bài tập tin học cho người mới bắt đầu

Tự học tin học văn phòng có thực sự hiệu quả không? Bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các phương pháp tự học tin học cơ bản dành cho người mới bắt đầu nhé!

Show

Lộ trình tự học tin học cơ bản

Việc nắm vững các kỹ năng sẽ giúp các bạn thí sinh dễ dàng tự học. Các kỹ năng tự học tin học văn phòng cơ bản mà các bạn cần nắm vững bao gồm: Thành thạo sử dụng Word, Excel, Powerpoint…

Nếu bạn là người mới bắt đầu tự học tin học cơ bản và chưa tìm được lộ trình phù hợp, hãy tham khảo lộ trình dưới đây:

Thành thạo công cụ xử lý văn bản (word) cơ bản

  • Soạn thảo định dạng văn bản: soạn thảo, định dạng chữ, chỉnh cỡ chữ, kiểu chữ, định dạng đoạn văn bản.
  • Bảng biểu (table): tạo, định dạng và trang trí bảng biểu.
  • Đồ họa và các ứng dụng khác: bao gồm chữ nghệ thuật (word art), vẽ hình (insert shape), chèn ảnh (insert picture), chèn công thức toán học…
  • Vẽ biểu đồ, lưu đồ, sơ đồ…
  • Các công cụ tạo form mẫu nhanh và tiện dụng.
  • Tạo style văn bản, đánh số tự động, mục lục tự động…

Thành thạo bảng biểu (excel) cơ bản

  • Tìm hiểu chung về excel, cách mở, tắt, lưu file excel.
  • Các thẻ trong excel.
  • Địa chỉ trong excel, cách chọn vùng và đối tượng.
  • Chức năng coppy dữ liệu trong excel.
  • Xóa, di chuyển, đặt tên cho vùng dữ liệu.
  • Chú thích cho vùng dữ liệu.
  • Thao tác với ô, dòng, cột: thêm, xóa ô, dòng, cột trong excel; thay đổi kích thước hàng, kích thước cột; trộn hoặc bỏ ô.
  • Các thao tác với bàng tính worksheet.
  • Các thao tác với file như xuất file, xóa file,…
  • Các thao tác với việc nhập dữ liệu; nhập dữ liệu kiểu ngày, tháng; thay đổi ngày, tháng; khôi phục định dạng ngày, tháng; kiểu dữ liệu logic; chen kí tự đặc biệt; tính năng tự sửa lỗi sai,…
  • Định dạng, sắp xếp và lọc dữ liệu: định dạng bao gồm định dạng bảng và định dạng dữ liệu nhập vào. Sau đó là sắp xếp và lọc dữ liệu.
  • Làm quen và thực hành với các công thức, hàm tính toán: excel có rất nhiều các công thức tính toán và hàm. Chúng ta cần nắm được tối thiểu các hàm cơ bản như hàm tính tổng SUM, hàm điều kiện IF, hàm tính trung bình cộng AVARAGE, hàm kết hợp…
  • Vẽ biểu đồ.
  • Đếm theo điều kiện.
  • Kiểm tra dữ liệu.

Thành thạo công cụ trình chiếu (Powerpoint) cơ bản

  • Xây dựng ý tưởng thuyết trình.
  • Thao tác làm việc với layer.
  • Cách tạo lưới thiết kế – bố cục trình bày.
  • Nguyên tắc 80/20.
  • Màu sắc thiết kế.
  • Tìm font chữ phù hợp với bài thuyết trình và mang màu sắc cá nhân.
  • Biểu diễn thồng kê trong powerpoint.
  • Tạo hiệu ứng animation.
Bài tập tin học cho người mới bắt đầu
Phương pháp tự học tin học cơ bản

Xem thêm:

  • Chứng chỉ tin học IIG
  • Tin học ứng dụng

Phương pháp tự học tin học văn phòng cơ bản

Đánh văn bản bằng 10 ngón tay

Việc tập đánh văn bản bằng 10 ngón tay sẽ ảnh hưởng tới tốc độ hiệu quả công việc của một nhân viên. Do đó, trước hết để tự học tự học tin học căn bản chúng ta nên luyện tập đánh văn bản bằng 10 ngón tay.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn tự học đánh văn bản 10 ngón

Sử dụng thành thạo các phím tắt trên bàn phím

Đối với dân văn phòng, cần nắm chắc các phím tắt trên bàn phím. Đây là cách để chúng ta copy, sao lưu dữ liệu một cách nhanh chóng.

  • Ctrl + C: Sao chép đối tượng đã chọn
  • Ctrl + X: Cắt (Cut) đối tượng đã chọn
  • Ctrl + V: Dán (Paste) đối tượng đã chọn
  • Ctrl + Z: Quay lại thời điểm trước đó (Undo)
  • Ctrl + A: Chọn tất cả.
  • Ctrl + một phím di chuyển (trái/phải/lên/xuống): Chọn nhiều tập tin/thư mục rời rạc.
  • Ctrl + Shift + một phím di chuyển (trái/phải/lên/xuống): Chọn nhiều tập tin/thư mục liên tục.
  • Ctrl + Shift + dùng chuột kéo đi: Tạo shortcut cho tập tin/thư mục đã chọn.
  • Ctrl + phím di chuyển sang phải: Đưa trỏ chuột tới cuối từ đang đứng sau nó.
  • Ctrl + phím di chuyển sang trái: Đưa trỏ chuột lên ký tự đầu tiên của từ trước nó.
  • Ctrl + phím di chuyển xuống: Đưa trỏ chuột đến đầu đoạn văn tiếp theo.
  • Ctrl + phím di chuyển lên: Đưa con trỏ chuột đến đầu đoạn văn trước đó.

>>> Xem thêm: Chi tiết các phím tắt trên bàn phím

Bài tập tin học cho người mới bắt đầu
Tự học tin học văn phòng cơ bản

Sử dụng email thành thạo

Việc sử dụng mail không chỉ việc viết và đính kèm tệp và gửi đi; mà nó còn có yêu cầu về quy cách trình bày để trở nên chuyên nghiệp hơn.

Các bạn cần tìm hiểu cách cài đặt chữ ký, tên, địa chỉ liên hệ, chức vụ, công ty, chế độ tự động trả lời email, đánh dấu ưu tiên email quan trọng. Kỹ năng này giúp bạn không bị bỏ lỡ thông tin mới, quan trọng đối với công việc.

Sử dụng các phần mềm máy tính một cách thông thạo

Nắm chắc kiến thức 3 phần mềm quan trọng trong việc tự học tin học văn phòng đó là: Word, Excel, Powerpoint.

  • Nhập được văn bản thuần thục.
  • Tạo được số trang tự động, tạo mục lục tự động.
  • Sử dụng chức năng Tab trong word.
  • Sử dụng bảng để tính toán, lọc, sắp xếp.
  • Đánh số thứ tự tự động cho bảng tính trong word.
  • Tạo bảng tính excel: bảng lương, bảng theo dõi ngày công, theo dõi sản xuất.
  • Sử dụng các hàm trong excel để thống kê, trích lọc dữ liệu ngay khi cần thiết.
  • Bảng báo cáo đánh giá công việc, KPIs hàng tuần.
  • Tạo trang trình chiếu để thuyết trình.
  • Sử dụng các hiệu ứng, âm thanh, hình ảnh sống động để minh họa trong slide.

Sử dụng thành thạo công cụ diệt virus

Ngoài việc thành thạo các kỹ năng tin học như trên thì các thí sinh cần nắm được các phần mềm diệt virus. Đôi khi máy tính của chúng ta bị các virus tấn công, các bạn cần biết cách cài đặt xử lý nó để không bị hư hỏng và không ảnh hưởng đến công việc.

Bài tập tin học cho người mới bắt đầu
Tài liệu tự học tin học cơ bản

Tài liệu tự học tin học cơ bản

Tự học tin học căn bản ngoài các kỹ năng trên, thì các bạn thí sinh có thể tham khảo các bộ tài liệu sau đây để có thể tự học tốt nhất.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo các nguồn tài liệu khác trên mạng, các kênh youtube hoặc lựa chọn cho mình những khóa học online, các trung tâm luyện thi để nâng cao khả năng tự học tin học văn phòng.

Như vậy, thông qua bài viết này các bạn đã có thêm những phương pháp để tự học tin học văn phòng. Chúc các bạn sớm đạt được những kết quả thi tin học tốt nhất!

Cole.vn đã tổng hợp một giáo trình tin học cơ bản cho người mới bắt đầu. Dù bạn là ai, là học sinh, người đi làm hay người chưa từng động đến máy tính đều có thể học được. File giáo trình tin học cơ bản này gồm 5 phần, 25 chương, tổng hợp đầy đủ thông các thông tin về lĩnh vực tin học: như cấu tạo máy tính cơ bản, ý nghĩa và công dụng của từng bộ phận, cách sử dụng các ứng dụng, phần mềm, … .

Bài tập tin học cho người mới bắt đầu

GIÁO TRÌNH TIN HỌC CƠ BẢN

Phần I: NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ TIN HỌC

CHƯƠNG 1: THÔNG TIN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

1.2. BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ

CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC TỔNG QUÁT CỦA MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ

2.1. PHẦN CỨNG (HARDWARE)

CHƯƠNG 3: HỆ ĐIỀU HÀNH

3.1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH

3.2. CÁC ĐỐI TƯỢNG DO HỆ ĐIỀU HÀNH QUẢN LÝ

3.3. GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS

3.4. THAY ĐỔI CẤU HÌNH MÁY TÍNH

3.6. TASKBAR AND START MENU

CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ DỮ LIỆU BẰNG WINDOWS EXPLORER.

4.2. THAO TÁC VỚI CÁC THƯ MỤC VÀ TẬP TIN

4.3. THAO TÁC VỚI CÁC LỐI TẮT (SHORTCUTS)

CHƯƠNG 5: SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT TRONG WINDOWS

5.1. GIỚI THIỆU CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ TIẾNG VIỆT

5.4. LUYỆN ĐÁNH MÁY VỚI KP TYPING TUTOR

CHƯƠNG 6: BẢO VỆ DỮ LIỆU VÀ PHÒNG CHỐNG VIRUS

6.2. VIRUS MÁY TÍNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

Phần II: SOẠN THẢO VĂN BẢN VỚI MICROSOFT WORD

CHƯƠNG 7: GIỚI THIỆU MICROSOFT WORD

7.2. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN TRÊN MÀN HÌNH WORD

CHƯƠNG 8: CÁC THAO TÁC CƠ BẢN

8.1. NHẬP VÀ HIỆU CHỈNH VĂN BẢN

8.2. THAO TÁC TRÊN TẬP TIN

8.3. TRÌNH BÀY MÀN HÌNH – TRANG IN

CHƯƠNG 9: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN

9.3. ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN (PARAGRAPH)

9.5. KẺ ĐƯỜNG VIỀN VÀ TÔ NỀN CHO ĐOẠN VĂN BẢN

9.6. ĐỊNH DẠNG NỀN VĂN BẢN

9.7. ĐÁNH DẤU (BULLETS) VÀ ĐÁNH SỐ THỨ TỰ (NUMBERING)

9.8. VĂN BẢN DẠNG CỘT (COLUMNS)

CHƯƠNG 10: THAO TÁC TRÊN CÁC ĐỐI TƯỢNG HÌNH

10.2. HỘP VĂN BẢN (TEXT BOX)

10.3. CHÈN CHỮ NGHỆ THUẬT (WORDART)

10.4. TẠO HÌNH VẼ THEO MẪU

CHƯƠNG 11: LẬP BẢNG – TABLE

11.1. GIỚI THIỆU VÀ CÁCH TẠO BẢNG

11.2. CÁC THAO TÁC TRÊN BẢNG

CHƯƠNG 12: TẬP TIN MẪU VÀ BỘ ĐỊNH DẠNG

12.1. TẬP TIN MẪU (TEMPLATE)

12.2. BỘ ĐỊNH DẠNG (STYLE)

CHƯƠNG 13: CÁC CHỨC NĂNG KHÁC

13.1. TRỘN THƯ (MAIL MERGE)

13.3. KIỂM TRA CHÍNH TẢ VÀ VĂN PHẠM

13.4. MỘT SỐ LỆNH TRONG MENU INSERT

CHƯƠNG 14: ĐỊNH DẠNG VÀ IN ẤN TRONG WORD

14.1. ĐÁNH SỐ TRANG (PAGE NUMBER)

14.2. THÊM TIÊU ĐỀ (HEADER) VÀ HẠ MỤC (FOOTER)

14.3. XEM LƯỚT VÀ IN TÀI LIỆU

Phần III: XỬ LÝ BẢNG TÍNH VỚI MICROSOFT EXCEL

CHƯƠNG 15: GIỚI THIỆU MICROSOFT EXCEL

15.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

15.2. CẤU TRÚC CỦA MỘT WORKBOOK

15.4. CÁC KIỂU DỮ LIỆU VÀ CÁCH NHẬP

15.5. CÁC LOẠI ĐỊA CHỈ VÀ CÁC THÔNG BÁO LỖI THƯỜNG GẶP

CHƯƠNG 16: CÁC THAO TÁC CƠ BẢN

16.2. THAO TÁC TRÊN CỘT VÀ HÀNG

16.3. ĐỊNH DẠNG CÁCH HIỂN THỊ DỮ LIỆU

16.4. THAO TÁC TRÊN TẬP TIN

CHƯƠNG 17: MỘT SỐ HÀM TRONG EXCEL

17.1. CÚ PHÁP CHUNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG

CHƯƠNG 18: THAO TÁC TRÊN CƠ SỞ DỮ LIỆU

18.1. KHÁI NIỆM VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU

18.3. CÁC HÀM CƠ SỞ DỮ LIỆU

18.5. TỔNG HỢP THEO TỪNG NHÓM (SUBTOTALS)

CHƯƠNG 19: TẠO BIỂU ĐỒ TRONG EXCEL

19.2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA BIỂU ĐỒ

19.3. CÁC BƯỚC DỰNG BIỂU ĐỒ

CHƯƠNG 20: ĐỊNH DẠNG VÀ IN ẤN TRONG EXCEL

20.1. ĐỊNH DẠNG TRANG IN (PAGE SETUP)

20.2. XEM TRƯỚC KẾT QUẢ IN (PRINT PREVIEW)

20.3. THỰC HIỆN IN (PRINT)

Phần IV: TRÌNH DIỄN VỚI MICROSOFT POWER POINT

CHƯƠNG 21: GIỚI THIỆU MICROSOFT POWERPOINT

21.1. GIỚI THIỆU MICROSOFT POWERPOINT

21.2. MÀN HÌNH CỦA POWERPOINT

21.3. TẠO MỘT BẢN TRÌNH DIỄN

CHƯƠNG 22: CẬP NHẬT VÀ ĐỊNH DẠNG

22.1. CHỈNH SỬA TRONG SLIDE

22.2. THAO TÁC TRÊN CÁC SLIDE

22.3. TẠO CÁC HIỆU ỨNG HOẠT HÌNH

22.4. CÁC GỢI Ý KHI THIẾT KẾ MỘT BẢN TRÌNH DIỄN

CHƯƠNG 23: LÀM VIỆC VỚI CÁC TRÌNH DIỄN

23.1. THỰC HIỆN MỘT BUỔI TRÌNH DIỄN

23.2. IN CÁC TRANG TRÌNH DIỄN

Phần V: SỬ DỤNG DỊCH VỤ WEB VÀ EMAIL

CHƯƠNG 24: INTERNET VÀ DỊCH VỤ WORLD WIDE WEB

24.1. GIỚI THIỆU INTERNET

24.3. CÁC DỊCH VỤ THÔNG DỤNG TRÊN INTERNET

24.4. TRÌNH DUYỆT WEB INTERNET EXPLORER (IE)

CHƯƠNG 25: DỊCH VỤ THƯ ĐIỆN TỬ

25.2. CHƯƠNG TRÌNH OUTLOOK EXPRESS