Bài tập quản trị tư vấn cho 1 doanh nghiệp năm 2024

Trong quá trình làm kinh doanh, ông chủ luôn phải đối mặt với nhiều mũi tên từ nhiều phía. Khách hàng, thị trường, đối thủ, nội bộ… ẩn chứa hàng ngàn rủi ro:

Rủi ro pháp lý (vi phạm các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh), Rủi ro tín dụng (không đòi được nợ từ khách hàng, đối tác), Rủi ro thanh khoản (không thể chuyển đổi tài sản sang tiền mặt dẫn đến rủi ro nợ xấu), Rủi ro thất thoát (lãng phí chi phí tuyển dụng, tiền lương,..), Rủi ro quản lý đầu tư (lỗ lớn do đầu tư không đúng thị trường và thời điểm), Rủi ro hợp đồng (hợp đồng không thực hiện đúng thỏa thuận gây tranh chấp pháp lý, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh), Rủi ro con người (ngổn ngang vấn đề về kỉ luật nhân sự, tình trạng việc làm, quản lý nhân sự), Rủi ro số liệu quản trị (sai sót trong việc quản lý vận hành, phân tích dữ liệu sẽ dẫn đến ra quyết định không chính xác, ảnh hưởng đến HĐKD),..

Thêm vào đó là việc nhiều DN hiện nay chưa quan tâm nhiều hoặc chưa biết cách tổ chức quản lý nội bộ, xây dựng quy chế, mô hình cơ cấu bài bản đáp ứng được ngành nghề kinh doanh, quy mô hoạt động. Các quy định, pháp lý hội đồng cổ đông về việc góp vốn, thoái vốn, chia lợi nhuận không rõ ràng đã xảy ra rất nhiều tranh chấp.

Những rủi ro sẽ khổng lồ khi DN ngày một lớn. Nếu không kịp thời kiểm soát chúng, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với hàng loạt những hậu quả nặng nề do những ‘’mớ hỗn độn’’ này gây ra như thiệt hại nặng nề về tài chính khi phải bồi thường cho khách hàng, đối tác, mất tiền cho các cơ quan pháp luật, dòng tiền suy yếu, xung đột lợi ích nội bộ,…Tiền đã mất tật lại mang, danh tiếng doanh nghiệp từ đó rất khó phục hồi, mất khách hàng, niềm tin từ đối tác. Và có thể mất luôn cả…doanh nghiệp nếu tình trạng này đã đạt đến mức giới hạn.

Rủi ro có thể là khách quan, tức luôn hiện diện sẵn, bất chấp ý chí chủ quan của doanh nghiệp khiến các ông chủ không thể ‘’trở tay kịp’’, chẳng hạn như thay đổi chính sách của chính phủ, hành vi khách hàng, đổi mới công nghệ, biến động của thị trường, thời tiết, thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, v.v. làm ảnh hưởng nhanh chóng và đột ngột đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng cũng có thể là chủ quan, do doanh nghiệp tự tạo ra cho mình chính từ ý thức khinh suất, thiếu trách nhiệm, coi thường quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý doanh nghiệp như thiếu kiểm soát nội bộ, lãng phí tài nguyên, sử dụng sai quy trình, quản lý nhân viên không hiệu quả,..

Một số nguyên nhân gốc rễ dẫn đến những rủi ro trên:

– Lỗ hổng trong pháp lý khiến doanh nghiệp “chết bất đắc kỳ tử” phải đóng cửa doanh nghiệp (không nắm rõ luật pháp, thiếu cập nhật hệ thống pháp luật liên tục).

– Lỗ hổng trong quản lý gây chiếm dụng, thất thoát tiền bạc (các vấn đề về kiểm soát nội bộ, giám sát, sử dụng tiền sai mục đích, giao dịch không minh bạch, thiếu phân công trách nhiệm rõ ràng).

– Quy chế quản trị nội bộ chưa được đầy đủ, minh bạch rõ ràng đảm bảo cơ cấu quản trị hợp lý, hiệu quả hoạt động của HĐQT, Ban kiểm soát, quyền lợi cổ đông,…

– Quy trình, quy định bất hợp lý, thiếu minh bạch, không có tiêu chuẩn rõ ràng hoặc không được tuân thủ, gây ra những xung đột lợi ích, ảnh hưởng đến việc thu, chi, quản lý hàng hóa, tài sản, tạo kẽ hở cho thất thoát tiền bạc, tài sản (quy trình chi thanh toán thiếu khâu đối chiếu, kiểm tra nên bị lợi dụng và chi sai).

– Quy trình ra quyết định bất hợp lý, kém hiệu quả, dẫn đến sai sót, thiệt hại về tài chính…Thực trạng cho thấy đa số các doanh nghiệp lại không thiết lập các quy trình công việc một cách chính thức mà chịu tình trạng thực hiện công việc theo thói quen cá nhân, không ổn định và kém hiệu quả.

Một số doanh nghiệp đã thấy lợi ích của việc thiết lập và thực hiện các quy trình, tuy nhiên trong nhiều trường hợp do không được thiết lập theo phương pháp đúng đắn các quy trình không có mục đích rõ ràng, ít tạo ra giá trị.

– Các bộ phận, cá nhân phối hợp kém, gây thiệt hại về tài chính.

– Doanh nghiệp không xây dựng cơ cấu tổ chức, không phân cấp quản lý dẫn đến công việc quản lý điều hành chạy về giám đốc, quản lý điều hành hoạt động kinh doanh quá tải, không hiệu quả ( đặc biệt là tại các doanh nghiệp mới thành lập).

– Doanh nghiệp không mô tả chi tiết công việc từng bộ phận nhân sự, không có chỉ số KPI đánh giá hiệu quả công việc, tuyển dụng nhân sự bừa bãi, chi phí tiền lương và chi phí liên quan lãng phí.

– Chưa có hoặc chưa tối ưu được các con số trên hệ thống báo cáo quản trị để kiểm soát kinh doanh chặt chẽ, đưa ra các quyết định sáng suốt về tối ưu chi phí, doanh thu, lợi nhuận.

– Nhiều những vấn đề khó khăn khác trong quản trị doanh nghiệp như tầm nhìn, sứ mệnh, công nghệ, chiến lược phát triển, quản trị rủi ro, quản trị tài chính, quản trị thay đổi..khiến doanh nghiệp không thể ”cán đích” mục tiêu kinh doanh.

Các rủi ro tuy rất đa dạng, nhưng mức độ nguy hại, tần suất xuất hiện lại rất khác nhau tùy thuộc vào từng ngành kinh doanh và đặc thù quản lý kinh doanh của từng doanh nghiệp. Không có công thức chung cho việc quản trị rủi ro cho mọi doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi dịch vụ tư vấn quản trị doanh nghiệp phải đi sâu trong quá trình tìm ra hướng giải quyết cho những thách thức và cơ hội trong môi trường kinh tế phức tạp và thiếu ổn định của doanh nghiệp.

Cụ thể, doanh nghiệp cần hiểu đặc thù của ngành mình hoạt động để tập trung vào những điểm quan trọng để phát triển bền vững.

  1. Ngành sản xuất: quản trị sản xuất là một trong những điểm quan trọng. Doanh nghiệp cần tập trung vào việc quản lý quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm và cải tiến công nghệ để tối ưu hoá hiệu suất sản xuất. Cần thiết lập bộ phận kiểm soát chất lượng, mô hình quản lý dự án để theo dõi tiến độ và chi phí.
  2. Ngành bán lẻ: quản lý các chuỗi cửa hàng lớn, quản lý nhân sự và quản lý kho hàng là những điểm quan trọng. Doanh nghiệp cần tập trung vào việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ, tuyển dụng, đào tạo nhân viên bán hàng chuyên nghiệp và quản lý kho hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  3. Ngành dịch vụ: chất lượng dịch vụ và quản lý mối quan hệ khách hàng là điểm quan trọng. Doanh nghiệp cần tập trung vào việc cải tiến dịch vụ, đảm bảo chất lượng và xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng để tăng cường sự tin tưởng và giữ chân khách hàng.
  4. Ngành xây dựng: quản trị dự án và quản lý chi phí là những điểm quan trọng. Doanh nghiệp cần tập trung vào việc quản lý dự án hiệu quả, từ việc thiết kế, đến việc triển khai và hoàn thiện dự án, đồng thời quản lý chi phí để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngoài ra, việc quản lý nhân lực, quản lý chất lượng và đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng cũng là những yếu tố quan trọng để tăng cường sự tin tưởng của khách hàng và đem lại những sản phẩm chất lượng.
  5. Ngành du lịch và khách sạn: quản trị đặt phòng và quản lý kinh doanh là điểm quan trọng. Doanh nghiệp cần tập trung vào việc đặt phòng và quản lý kinh doanh để tối ưu hoá việc sử dụng tài nguyên và tăng cường sự hài lòng của khách hàng.
  6. Ngành bất động sản: quản trị dự án và quản lý rủi ro là những điểm quan trọng. Doanh nghiệp cần tập trung vào việc phân tích thị trường và định hướng cho các dự án đúng hướng, quản lý tài chính và rủi ro để đảm bảo sự ổn định và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  7. Ngành xuất nhập khẩu: quản trị chuỗi cung ứng và quản lý rủi ro là những điểm quan trọng. Doanh nghiệp cần tập trung vào việc quản lý các liên kết trong chuỗi cung ứng, tối ưu hoá quá trình vận chuyển và lưu trữ hàng hóa để giảm thiểu rủi ro và tăng cường sự tin tưởng của khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần cập nhật thông tin về các chính sách thương mại quốc tế để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.

Khác với các đơn vị tư vấn quản trị doanh nghiệp khác trên thị trường, thay vì chỉ tập trung vào quy chế quy định mang tính tuân thủ như luật, thuế, thủ tục doanh nghiệp. Tại TACA chúng tôi còn xây dựng vòng tròn khép kín trong quản trị doanh nghiệp, bao gồm cả các vấn đề nội bộ, tài chính, mô hình kinh doanh và công nghệ chuyên sâu vào từng ngành giúp doanh nghiệp ngăn chặn tối đa cả những rủi ro chủ quan và khách quan hiện hữu biến đổi bất thường trên thương trường.

Các chuyên gia tư vấn dịch vụ quản trị doanh nghiệp của chúng tôi có trên 20 năm làm việc trên các lĩnh vực về sức khỏe doanh nghiệp, bao gồm các lĩnh vực đa dạng như lợi nhuận, chuyển đổi, công nghệ, rủi ro, tăng trưởng, cấu trúc và hoạt động kinh doanh.

Bất kể bạn đang ở đâu trong chu kỳ kinh doanh và dù cho bạn cần lời khuyên về việc cải thiện hiệu suất của doanh nghiệp, triển khai công nghệ mới, thỏa thuận hay tư vấn về cách xử lý rủi ro và quy định thì chúng tôi đều có thể giúp bạn.