Bài tập môn hệ thống cung cấp điện năm 2024

  • 1. VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN Biên Soạn: ThS. Nguyễn Quý
  • 2. CẤP ĐIỆN Ấn bản 2014.
  • 3. LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................. I HƯỚNG DẪN.......................................................................................................... III BÀI 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN............................................................ 1 1.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG...................... 1 1.2 CÁC DẠNG NGUỒN ĐIỆN ..................................................................................... 2 1.2.1 Nhà máy nhiệt điện(NĐ)..................................................................................2 1.2.2 Nhà máy thủy điện:(TĐ)..................................................................................5 1.2.3 Nhà máy điện gió:..........................................................................................6 1.2.4 Nhà máy điện nguyên tử:................................................................................7 1.2.5 Nhà máy điện mặt trời:...................................................................................8 1.2.6 Nhà máy điện địa nhiệt:..................................................................................8 1.2.7 Nhà máy điện đại dương: ................................................................................9 1.2.8 Các loại nhà máy điện khác:............................................................................9 1.3 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN...................................................... 10 1.3.1 Ưu điểm của hệ thống điện:........................................................................... 12 1.3.2 Nhược điểm của hệ thống điện:...................................................................... 13 1.4 CÁC YÊU CẦU VỀ CUNG CẤP ĐIỆN...................................................................... 13 1.5 PHÂN LOẠI TRẠM BIẾN ÁP:............................................................................... 15 CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................... 16 BÀI 2: PHỤ TẢI ĐIỆN ................................................................................................ 17 2.1 PHỤ TẢI ĐIỆN................................................................................................... 17 2.1.1 Khái niệm ................................................................................................... 17 2.1.2 Phân loại..................................................................................................... 18 2.2 ĐỒ THỊ PHỤ TẢI ............................................................................................... 19 2.2.1 Đồ thị phụ tải hàng ngày............................................................................... 20 2.2.2 Đồ thị phụ tải hàng tháng:............................................................................. 21 2.2.3 Đồ thị phụ tải năm: ...................................................................................... 21 2.3 CÁC HỆ SỐ ĐẶC TRƯNG ..................................................................................... 24 2.4 CÁCH XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN. .............................................................. 28 2.4.1 Phương pháp xác định phụ tải tính toán theo công suất đặt và hệ số knc ........ 29 2.4.2 Phương pháp xác định phụ tải tính toán theo suất tiêu hao điện …sản phẩm. ........ 30 2.4.3 Phương pháp xác định phụ tải tính toán theo suất phụ tải trên … sản xuất............ 30 2.4.4 Phương pháp xác định phụ tải tính toán theo kmax và Ptb …hiệu quả nhq). ........ 31 2.4.5 Xác định phụ tải chiếu sáng........................................................................... 33 2.4.6 Xác định phụ tải tính toán của một số phụ tải đặc biệt ................................... 33 CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................... 36 BÀI 3: TÍNH TOÁN THAM SỐ CỦA MẠNG ĐIỆN........................................................... 37 3.1 THÔNG SỐ VÀ SƠ ĐỒ THAY THẾ CỦA ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN .............................. 37 3.1.1 Sơ đồ tính toán của đường dây điện ................................................................ 37 3.1.2 Thông số và sơ đồ thay thế của đường dây. ..................................................... 38 3.1.3 Sơ Đồ Thay Thế ........................................................................................... 41 3.2 THÔNG SỐ MÁY BIẾN ÁP................................................................................... 41
  • 4. Máy biến áp 2 cuộn dây ................................................................................ 41 3.2.2 Máy biến áp 3 cuộn dây ................................................................................ 44 3.2.3 Máy biến áp tự ngẫu..................................................................................... 45 CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................... 48 BÀI 4: TÍNH TOÁN TỔN THẤT CÔNG SUẤT VÀ ĐIỆN NĂNG TRONG MẠNG ĐIỆN ......... 49 4.1 TỔN THẤT CÔNG SUẤT VÀ ĐIỆN NĂNG TRÊN ĐƯỜNG DÂY ................................. 49 4.1.1 Đường dây chỉ có một phụ tải ........................................................................ 49 4.1.2 Đường dây cung cấp cho nhiều phụ tải............................................................ 51 4.1.3 Tổn thất công suất trên đường dây có phụ tải phân bố đều ................................ 53 4.1.4 Tổn thất điện năng trên đường dây................................................................. 54 4.2 TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG VÀ CÔNG SUẤT TRONG MÁY BIẾN ÁP.......................... 56 4.2.1 Tổn thất công suất trong máy biến áp 2 dây quấn:.......................................... 56 4.2.2 Tổn thất công suất trong máy biến áp 3 cuộn dây :......................................... 57 4.2.3 Tổn thất công suất trong máy biến áp tự ngẫu................................................ 58 4.2.4 Tổn thất điện năng trong máy biến áp ........................................................... 58 CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................... 60 BÀI 5: TỔN THẤT ĐIỆN ÁP TRONG MẠNG ĐIỆN ......................................................... 61 5.1 KHÁI NIỆM....................................................................................................... 61 5.2 TỔN THẤT ĐIỆN ÁP TRÊN ĐƯỜNG DÂY MẠNG ĐIỆN ĐỊA PHƯƠNG...................... 61 5.3 XÁC ĐỊNH TỔN THẤT ĐIỆN ÁP TRÊN ĐƯỜNG DÂY CÓ PHỤ … BỐ ĐỀU ............. 65 5.4 TỔN THẤT ĐIỆN ÁP TRÊN ĐƯỜNG DÂY CÓ DÂY TRUNG TÍNH ............................. 67 CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................... 71 BÀI 6: CHỌN TIẾT DIỆN DÂY DẪN VÀ CÁP ĐIỆN........................................................ 72 6.1 KHÁI NIỆM CHUNG ........................................................................................... 72 6.2 LỰA CHỌN TIẾT DIỆN DÂY TRÊN KHÔNG VÀ CÁP THEO … PHÁT NÓNG ....... 73 6.2.1 Sự phát nóng khi có dòng điện chạy qua...................................................... 73 6.2.2 Chọn dây dẫn theo điều kiện phát nóng ........................................................ 75 6.3 LỰA CHỌN TIẾT DIỆN DÂY VÀ CÁP THEO ĐIỀU KIỆN … CHO PHÉP ..................... 76 6.4 LỰA CHỌN TIẾT DIỆN DÂY THEO ĐIỀU KIỆN PHÍ TỔN KIM LOẠI MÀU ÍT NHẤT .. 80 6.5 LỰA CHỌN TIẾT DIỆN DÂY THEO MẬT ĐỘ DÒNG ĐIỆN KINH TẾ ......................... 85 6.5.1 Mật độ dòng điện kinh tế ............................................................................. 85 6.5.2 Chọn tiết diện dây theo mật độ dòng điện kinh tế........................................... 87 6.6 LỰA CHỌN TIẾT DIỆN DÂY TRONG MẠNG KÍN ................................................... 91 CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................... 94 BÀI 7: TÍNH TOÁN MẠNG ĐIỆN KÍN ĐƠN GIẢN......................................................... 95 7.1 KHÁI NIỆM....................................................................................................... 95 7.2 XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT TRÊN CÁC NHÁNH. ........................................................ 95 7.3 XÁC ĐỊNH TỔN THẤT ĐIỆN ÁP TRONG MẠNG KÍN............................................ 100 CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................. 103 BÀI 8: GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG VÀ ĐIỀU CHỈNH … MẠNG ĐIỆN ....................... 104 8.1 KHÁI NIỆM CHUNG ......................................................................................... 104 8.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP BÙ ................................................................................. 109 8.2.1 Bù theo điều kiện kinh tế: ........................................................................... 109 8.2.2 Bù trong lưới điện xí nghiệp ....................................................................... 113 CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................. 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 130
  • 5. DẪN MÔ TẢ MÔN HỌC Hệ thống cung cấp điện là một trong những môn học tiên quyết của chuyên ngành nhằm cung cấp kiến thức cơ bản cho những ai muốn nghiên cứu,thiết kế về các hệ thống cung cấp điện. Môn học trang bị những kiến thức cung cấp điện cơ sở trong các nhà máy,xí nghiệp,tòa nhà... Từ đó giúp sinh viên có thể thiết kế,vận hành và bảo dưỡng các hệ thống điện trong các nhà máy công nghiệp. NỘI DUNG MÔN HỌC  Bài 1. Tổng quan hệ thống cung cấp điện: Bài này cung cấp cho học viên khái niệm về nguồn điện, các phần dẫn điện và phụ tải tiêu thụ.Ngoài ra còn nêu ra các ưu và nhược điểm trong các yêu cầu của cung cấp điện.  Bài 2: Phụ tải điện: Bài này trình bày khái niệm về phụ tải điện và phân loại. Trình bày các đồ thị phụ tải và các hệ số đặc trưng của phụ tải cũng như cách tính toán phụ tải đễ làm cơ sở cho việc thiết kế hệ thống cung cấp điện.  Bài 3: Tính toán tham số mạng điện: Bài này trình bày mô hình thay thế các đối tượng trong hệ thống cung cấp điện như máy biến áp,đường dây,tụ,...  Bài 4: Tính toán tổn thất điện năng và công suất trong mạng điện: Trong bài này trình bày cách tính toán tổn thất điện năng trên các đường dây trong mạng điện hở,kín đơn giản. Trình bày cách tính toán tổn thất công suất,điện năng trong máy biến áp thường,máy biến áp tự ngẫu.  Bài 5: Tổn thất điện áp trong mạng điện: Bài này giúp học viên xác định được tổn thất điện áp trong mạng điện địa phương cung như mạng kín đơn giản. Ngoài ra cũng trình bày phương pháp tính tổn thất điện áp trong mạng có đường dây trung tính.  Bài 6: Lựa chọn tiết diện dây dẫn: Bài trình bày các phương pháp lựa chọn tiết diện dây dẫn trong mạng điện địa phương cũng như mạng kín đơn giản. qua đó giúp sinh viên khi ra trường có nhận định về các phương pháp trong chọn tiết diện dây trong thực tế.
  • 6. Bài 7: Tính toán mạng điện kín đơn giản: Bài này trình bày các vấn đề tính toán liên quan trong mạng điện kín đơn giản như: tổn thất điện áp,tổn thất công suất và phân bố công suất.  Bài 8: Giảm tổn thất điện năng và điều chỉnh điện áp trong mạng điện: Bài này trình bày một số ý nghĩa trong việc giảm tổn thất điện năng trong mạng điện. Đưa ra một số phương pháp để giảm tổn thất điện năng cũng như điều chỉnh điện áp. KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ Môn học hệ thống cung cấp điện đòi hỏi sinh viên có nền tảng cơ bản về mạch điện,máy điện,kỹ thuật chiếu sáng và an toàn điện. YÊU CẦU MÔN HỌC Người học phải dự học đầy đủ các buổi lên lớp và làm bài tập đầy đủ ở nhà. CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC Để học tốt môn này, người học cần ôn tập các bài đã học, trả lời các câu hỏi và làm đầy đủ bài tập; đọc trước bài mới và tìm thêm các thông tin liên quan đến bài học. Đối với mỗi bài học, người học đọc trước mục tiêu và tóm tắt bài học, sau đó đọc nội dung bài học. Kết thúc mỗi ý của bài học, người đọc trả lời câu hỏi ôn tập và kết thúc toàn bộ bài học, người đọc làm các bài tập. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC Môn học được đánh giá gồm:  Điểm quá trình: 30%. Hình thức và nội dung do GV quyết định, phù hợp với quy chế đào tạo và tình hình thực tế tại nơi tổ chức học tập.  Điểm thi: 70%. Hình thức bài thi tự luận trong 90 phút. Nội dung gồm các bài tập thuộc bài thứ 1 đến bài thứ 8.
  • 7. NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN 1 BÀI 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN Mục tiêu của bài: - Nắm vững khái niệm vế hệ thống điện, nhà máy điện, trạm biến áp, các dạng nguồn năng lượng. - Biết phân loại được các hệ thống, nhà máy điện, trạm biến áp. - Nắm bắt được các yêu cầu trong hệ thống cung cấp điện. 1.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG - Sản xuất và tiêu thụ điện năng phải đồng thời, các sự cố của bất cứ bộ phận nào làm mất sự cân bằng giữa sản xuất và tiêu thụ đều có thể dẫn đến ngừng làm việcmột phần hay toàn bộ hệ thống. - Các quá trình quá độ trong hệ thống điện xãy ra rất nhanh, nênngười ta phải sử dụng các thiết bị rơle tự động để loại trừ sự cố nhanh chóng. - Sự phát triển của hệ thống điện phụ thuộc vào sự phát triển củanền kinh tế quốc dân và phải được phát triển trước một bước. Hệ thống điện là một bộ phận của hệ thống năng lượng gồm có các máyphát điện, thiết bị phân phối điện, mạng điện và các hộ tiêu thụ điện.Người ta chia hệ thống điện thành 3 bộ phận chính: 1. Nguồn điện:Nhà máy sản xuất điện 2. Bộ phận truyền tải: Mạng điện. 3. Các hộ tiêu thụ: Biến đổi điện năng thành các dạngnăng lượng khác.
  • 8. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN Hình 1.1: Hệ thống điện cơ bản 1.2 CÁC DẠNG NGUỒN ĐIỆN Phân loại các dạng nguồn điện: Nguồn điện hay còn gọi nhà máy điện là một loại nhà máy sản xuất đăc biêt có nhiệm vụ biến đổi các dạng năng lượng khác nhau như: năng lượng của nhiên liệu (than, dầu, khí đốt, nguyên tử v.v. . . ) năng lượng của nước, gió, mặt trời v.v ... thành điện năng để cung cấp cho các hộ tiêu thụ. Căn cứ vào các loại nhiên liệu sử dụng cho nhà máy điện người ta chia ra: Nhà máy nhiệt điện , thủy điện , phong điện , nhà máy điện nguyên tử , nhà máy điện dùng năng lượng mặt trời,nhà máy điện địa nhiệt,nhà máy điện đại dương v.v... 1.2.1 Nhà máy nhiệt điện(NĐ) Trong nhà máy nhiệt điện người ta dùng nhiên liệu là than đá , dầu hoặc khí đốt.v.v… trong đó than đá và khí đốt được sử dụng rộng rãi nhất. Để quay máy phát điện, trong nhà máy nhiệt điện dùng tuabin hơi nước, máy hơi nước, động cơ đốt trong và tuabin khí, tuabin hơi nươc có khả năng cho công suất cao và vận hành kinh tế nên được sử dụng rộng rãi nhất. ~
  • 9. NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN 3 Nhà máy nhiệt điện còn được chia làm 3 loại: Nhiệt điện tuabin khí ,nhiệt điện ngưng hơi và nhiệt điện trích hơi: - Nhà máy nhiệt điện ngưng hơi toàn bộ hơi dùng sản xuất điện năng. T T
  • 10. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN - Nhà máy nhiệt điện trích hơi một phần năng lượng của hơi được sử dụng vào mục đích công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân vùng lân cận như hình 1.3. - Nhà máy nhiệt điện tuabin khí dùng khí sản xuất điện năng như hình 1.4.
  • 11. NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN 5 1.2.2 Nhà máy thủy điện:(TĐ) Nhà máy thủy điện dùng năng lượng của dòng nước để sản xuất ra điện năng. Gồm có 02 loại: kiểu đập chắn hoặc kiểu ống dẫn.
  • 12. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN 1.2.3 Nhà máy điện gió: Trong nhà máy điện này, người ta lợi dụng sức gió để quay một hệ thống cánh quạt và truyền động để quay máy phát điện. Khó khăn của nhà máy điện này là do tốc độ và hướng gió luôn luôn thay đổi, nên điều chỉnh tần số và điện áp gặp nhiều khó khăn. Hình 1.7: Cánh đồng gió.
  • 13. NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN 7 1.2.4 Nhà máy điện nguyên tử:
  • 14. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN 1.2.5 Nhà máy điện mặt trời: 1.2.6 Nhà máy điện địa nhiệt:
  • 15. NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN 9 1.2.7 Nhà máy điện đại dương: 1.2.8 Các loại nhà máy điện khác:
  • 16. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN 1.3 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN - Để nghiên cứu, qui hoạch phát triển hệ thống điện cũng như để quản lý, vận hành, hệ thống điện được phân chia thành các hệ thống tương đối độc lập với nhau.  Về mặt quản lý: - Các nhà máy điện do các nhà máy điện tự quản lý. - Lưới điện hệ thống cao áp và siêu cao áp (≥ 220kV) và trạm khu vực do các công ty truyền tải quản lý. - Lưới truyền tải (≤110kV) và phân phối do các công ty điện lực.  Về mặt qui hoạch: - Nguồn điện, lưới hệ thống, các trạm khu vực được qui hoạch trong tổng sơ đồ. - Lưới truyền tải(≤110kV) và phân phối được qui hoạch riêng.  Về mặt điều độ: Điều độ trung ương: Gồm 2 bộ phận - Bộ phận chỉ huy vận hành làm nhiệm vụ theo dõi và điều khiển trực tiếp hoạt động của hệ thống điện, chỉ huy các điều độ cấp dưới thực hiện chương trình hoạt động đã định trước. Khi xảy ra các tình huống bất thường thì thực hiện các biện pháp khắc phục nhằm giữ vững chế độ. - Bộ phận phương thức làm nhiệm vụ chuẩn bị trước chế độ vận hành thỏa mãn các yêu cầu an toàn, chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh tế. Điều độ địa phương: điều độ các nhà máy điện, điều độ các trạm khu vực, điều độ các công ty điện lực. Điều độ các công ty điện lực: điều khiển việc phân phối điện nhận từ các trạm biến áp do cấp trên quản lý, tải qua lưới cao thế, các trạm biến áp trung gian, lưới điện phân phối trung, hạ áp đến các hộ dùng điện.
  • 17. NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN 11  Về mặt nghiên cứu, tính toán: Lưới hệ thống: bao gồm các đường dây tải điện và trạm biến áp khu vực (110, 220, 500KV) Hình 1.13: Lưới hệ thống. - Lưới phân phối trung áp (6, 10, 15, 22, 35 kV). Có 06 dạng chính: Hình 1.14a: lưới hình tia Hình 1.14b: lưới hình tia phân đoạn Hình 1.14c: lưới kín vận hành hở
  • 18. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN Hình 1.14d: lưới kín vận hành hở có 02 nguồn Hình 1.14e: lưới điện kiểu đường trục Hình 1.14f: lưới điện có đường dây dự phòng - Lưới phân phối hạ áp (220/380V). Gồm có 02 loại chính: Hình 1.15a: lưới 3 pha 4 dây. Hình 1.15b: lưới 3 pha 5 dây. 1.3.1 Ưu điểm của hệ thống điện: a. Đảm bảo phân phối công suất hợp lý và kinh tế nhất , tận dụng các thiết bị và nguyên liệu địa phương một các hợp lý, do đó giảm giá thành điện năng. b. Nâng cao tính chất đảm bảo cung cấp điện liên tục cho các hộ tiêu thụ. c. Giảm được phần trăm công suất dự trữ và tăng được công suất đơnvị các tổ máy.
  • 19. NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN 13 1.3.2 Nhược điểm của hệ thống điện: Xây dựng hệ thống điện đòi hỏi phải tốn thêm vốn đầu tư xây dựngcác trạm biến áp và đường dây liên lạc. Tuy nhiên, nó sẽ được bù lại nhanh chóngbằng việc hạ giá thành điện năng và tăng độ tin cậy cung cấp điện. 1.4 CÁC YÊU CẦU VỀ CUNG CẤP ĐIỆN - Độ tin cậy cung cấp điện: đảm bảo liên tục cung cấp điện tùy thuộc vào tính chất của hộ dùng điện. - Chất lượng điện năng: gồm có chất lượng điện áp và chất lượng tần số. - Chất lượng tần số: được đánh giá bằng: Độ lệch tần số so với tần số định mức: (1.1) Độ dao động tần số: đặc trưng bởi độ lệch giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của tần số khi tần số biến thiên nhanh với tốc độ lớn hơn 1%/s. Theo GOCT 13109-87 của Nga thì độ lệch tần số cho phép là ±0,2 Hz với xác xuất 95% (22,8h/ngày), độ lệch tối đa cho phép ±0,4 Hz trong mọi thời gian và trong mọi chế độ sự cố cho phép độ lệch đến ±0,5 Hz. độ dao động tần số không vượt quá 0,2 Hz. Theo tiêu chuẩn Singapor: độ lệch tần số cho phép là ±1%, tức ±0,5 Hz.  Chất lượng điện áp: Độ lệch điện áp so với điện áp định mức: (1.2) U là điện áp thực tế trên cực của thiết bị dùng điện. Điều kiện:
  • 20. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN  U-, U+là giới hạn trên và dưới của độ lệch điện áp. Độ lệch điện áp cho phép được qui định (ở chế độ làm việc bình thường). Mạng động lực: ± 5%. Mạng chiếu sáng: ± 2,5% Trường hợp khởi động động cơ hoặc mạng điện đang trong tình trạng sự cố thì độ lệch điện áp cho phép có thể tới –(10% ÷ 20%). Độ dao động điện áp: sự biến thiên nhanh của điện áp: Tốc độ biến thiên từ Umax đến Umin không nhỏ hơn 1%/s. - Độ không đối xứng: Phụ tải các pha không đối xứng dẫn đến điện áp các pha không đối xứng, sự không đối xứng này được đặc trưng bởi thành phần thứ tự nghịch(U2) của điện áp. Điện áp không đối xứng làm giảm hiệu quả công tác và tuổi thọ của thiết bị dùng điện, giảm khả năng tải của lưới điện và tăng tổn thất điện năng. - Độ không sin: Các thiết bị dùng điện có đặc tính phi tuyến như máy biến áp không tải, bộ chỉnh lưu, tiristor…làm biến dạng đường đồ thị điện áp, khiến nó không còn là hình sin nữa. Xuất hiện các sóng hài bậc cao, góp phần làm méo dạng điện áp, làm tăng tổn thất sắt từ trong động cơ, tổn thất điện môi trong cách điện, tăng tổn thất trong lưới điện và thiết bị dùng điện … Chất lượng điện áp được đảm bảo nhờ các biện pháp điều chỉnh điện áp trong lưới điện truyền tải và phân phối. Các biện pháp này chọn lựa trong qui hoạch và thiết kế lưới điện và được hoàn thiện thường xuyên trong vận hành. - An toàn : Hệ thống cung cấp điện phải được vận hành an toàn đối với người và thiết bị. Muốn vậy, người thiết kế phải chọn sơ đồ cung cấp điện hợp lý, các thiết bị điện phải được chọn đúng chủng loại, đúng công suất. Công tác xây dựng, lắp đặt phải đúng qui phạm. Công tác vận hành quản lý có vai trò đặc

Chủ đề