Bài tập hóa 10 nâng cao chương 1 có đáp án

Bài tập Hóa học lớp 10: Nguyên tử

Nhằm đem đến cho các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều tài liệu học tập, Download.vn xin giới thiệu đến các bạn tài liệu Tổng hợp các dạng bài tập chương 1 môn Hóa học lớp 10 được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.

Tổng hợp các dạng bài tập chương 1 môn Hóa học lớp 10 là tài liệu vô cùng bổ ích, bao gồm các dạng bài tập Hóa học lớp 10 cơ bản và nâng cao chương I phần nguyên tử. Đây là tài liệu học tập môn Hóa hay dành cho các bạn luyện tập trên lớp cũng như ở nhà, giúp các bạn củng cố kiến thức, ôn thi học kì, luyện thi THPT môn Hóa. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm bài tập chương 2 môn Hóa học lớp 10. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

DẠNG 1: BÀI TẬP VỀ THÀNH PHẦN CỦA NGUYÊN TỬ

Câu 1: Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do các loại hạt sau cấu tạo nên

A. electron, proton và nơtron

B. electron và nơtron

C. proton và nơtron

D. electron và proton

Câu 2: Một nguyên tử được đặc trưng cơ bản bằng

A. Số proton và điện tích hạt nhân

B. Số proton và số electron

C. Số khối A và số nơtron

D. Số khối A và điện tích hạt nhân

Câu 3: Nguyên tố hóa học bao gồm các nguyên tử:

A. Có cùng số khối A

B. Có cùng số proton

C. Có cùng số nơtron

D. Có cùng số proton và số nơtron

Câu 4: Điều khẳng định nào sau đây là sai ?

A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.

B. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron.

C. Số khối A là tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N).

D. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là p, n, e.

B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.

C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt nơtron.

D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron.

Câu 6: Mệnh đề nào sau đây không đúng ?

(1) Số điện tích hạt nhân đặc trưng cho 1 nguyên tố. (2) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 proton.

(3) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron. (4) Chỉ có trong nguyên tử oxi mới có 8 electron.

A. 3 và 4

B. 1 và 3

C. 4

D. 3

Câu 7: Chọn câu phát biểu sai :

1. Trong một nguyên tử luôn luôn có số prôtôn = số electron = số điện tích hạt nhân

2. Tổng số prôton và số electron trong một hạt nhân gọi là số khối

3. Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử

4. Số prôton =điện tích hạt nhân

5. Đồng vị là các nguyên tử có cùng số prôton nhưng khác nhau về số nơtron

A. 2,4,5

B. 2,3

C. 3,4

D. 2,3,4

Câu 8: Cho ba nguyên tử có kí hiệu là , , . Phát biểu nào sau đây là sai ?

A.Số hạt electron của các nguyên tử lần lượt là: 12, 13, 14

B.Đây là 3 đồng vị.

C.Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg.

D.Hạt nhân của mỗi ngtử đều có 12 proton.

Câu 9: Chọn câu phát biểu sai:

A. Số khối bằng tổng số hạt p và n

B. Tổng số p và số e được gọi là số khối

C. Trong 1 nguyên tử số p = số e = điện tích hạt nhân

D. Số p bằng số e

Câu 10: Nguyên tử có :

A. 13p, 13e, 14n.

B. 13p, 14e, 14n.

C. 13p, 14e, 13n.

D. 14p, 14e, 13n.

Câu 11: Nguyên tử canxi có kí hiệu là . Phát biểu nào sau đây sai ?

A. Nguyên tử Ca có 2electron lớp ngoài cùng.

B. Số hiệu nguyên tử của Ca là 20.

C. Canxi ở ô thứ 20 trong bảng tuần hoàn.

D. Tổng số hạt cơ bản của canxi là 40.

Câu 12: Cặp phát biểu nào sau đây là đúng:

1. Obitan nguyên tử là vùng không gian quanh hạt nhân, ở đó xác suất hiện diện của electron là rất lớn ( trên 90%).

2. Đám mây electron không có ranh giới rõ rệt còn obitan nguyên tử có ranh giới rõ rệt.

3. Mỗi obitan nguyên tử chứa tối đa 2 electron với chiều tự quay giống nhau.

4. Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ được phân bố trên các obitan sao cho các electron độc thân là tối đa và các electron phải có chiều tự quay khác nhau.

5. Mỗi obitan nguyên tử chứa tối đa 2 electron với chiều tự quay khác nhau.

A. 1,3,5.

B. 3,2,4.

C. 3,5, 4.

D. 1,2,5.

.........

Tải file tài liệu bài tập hóa học chương 1 lớp 10 để xem thêm nội dung chi tiết

Cập nhật: 26/09/2019

Kiến Guru giới thiệu tới các em học sinh hướng dẫn giải bài tập hóa 10 nâng cao sách giáo khoa bài 1, bài 2, bài 3 chương I: Nguyên tử.

       Bài 1: Thành phần nguyên tử

       Bài 2: Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tử hóa học

       Bài 3: Đồng vị. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình

Bài giải chi tiết sẽ giúp các em nắm rõ kiến thức và kĩ năng giải bài tập về nguyên tử và đồng vị.

I. Giải bài tập hóa 10 nâng cao - Bài 1: Thành phần nguyên tử

Bài 1 (trang 8 SGK)


Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt:

       A. electron và proton.          C. nơtron và electron.
       B. proton và nơtron.            D. electron, proton và nơtron.

Giải

Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt proton và nơtron.

Chọn B.

Bài 2 (trang 8 SGK)


Hầu hết nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt là:

       A. proton và electron.            C. nơtron và proton.
       B. nơtron và electron.            D. nơtron, proton và electron.

Giải

Hầu hết các nguyên tử đều được cấu tạo bởi ba loại hạt: nơtron, proton và electron. Trong đó nơtron và  proton tập trung ở hạt nhân nguyên tử còn electron chuyển động xung quanh hạt nhân tạo thành lớp vỏ nguyên tử.

Chọn D.

Bài 3 (trang 8 SGK)


Kết quả phân tích cho thấy trong phân tử khí CO2 27,3% C và 72,7% O theo khối lượng. Nguyên tử khối của Cacbon là 12,011. Hãy xác định nguyên tử khối của O.

Giải

Ta có %O = 2MO/(MC+2MO).100%

⇒72,7=MO.2/(12,011+MO.2).100

⇒MO=15,99u.⇒MO=15,99u.

Bài 4 (trang 8 SGK)


Biết rằng khối lượng một nguyên tử oxi nặng gấp 15,842 lần và khối lượng của nguyên tử cacbon nặng gấp 11,906 lần khối lượng của nguyên tử hiđro. Hỏi nếu ta lấy đơn vị là 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon thì khối lượng nguyên tử của H, O là bao nhiêu?

Giải

Khối lượng của 1 nguyên tử C là 12u

Theo đề bài ta có:

MC=11,906.MH⇒MH=12/11,906=1,008u.

MO=15,842.MH=15,842.1,008=15,969u.

II. Giải bài tập hóa 10 nâng cao - Bài 2: Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tử hóa học

Bài 1 (trang 11 SGK)


Nguyên tử hóa học là những nguyên tử có cùng

    A. Số khối
    B. Số nơtron
    C. Số proton
    D. Số nơtron và số proton

Chọn đáp án đúng.

Giải

Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân (hay số proton).

Chọn C.

Bài 2 (trang 11 SGK)


Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho nguyên tử của một nguyên tử hóa học vì nó cho biết

    A. Số khối A                                     
    B. số hiệu nguyên tử Z                                  
    C. nguyên tử khối của nguyên tử
    D. số khối A và số đơn vị diện tích hạt nhân.

Chọn đáp án đúng.

Giải

Chọn D.

Bài 3 (trang 11 SGK)


Hãy cho biết mối liên hệ giữa proton, số đơn vị diện tích hạt nhân và số electron trong một nguyên tử. Giải thích và cho thí dụ.

Giải

Trong nguyên tử ta luôn có:

Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron.

VD: 3Li có số đơn vị điện tích hạt nhân là 3, số proton 3 và số eclectron cũng là 3

Bài 4 (trang 11 SGK)


Hãy cho biết số đơn vị diện tích hạt nhân, số proton, số nơtron và số electron của các nguyên tử có kí hiệu sau:

Bài 5 (trang 11 SGK)


Ytri (Y) dùng làm vật liệu siêu dẫn có số khối là 89. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy xác định số proton, số nơtron và số electron của nguyên tử nguyên tố Y.

Giải

Tra trong bảng tuần hoàn ta có ZY=39.

Theo đề bài: AY=88⇒N=A−Z=88−39=49.

Vậy số p là 39, số e là 39 và số n là 49.

III.  Giải bài tập hóa 10 nâng cao - Bài 3: Đồng vị. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình

Bài 1 (trang 14 SGK)


Hai đồng vị bền của nguyên tử C là: 12C chiếm 98,89% và 13C chiếm 1,11%. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố cacbon là

    A. 12,500                                            C. 12,022
    B. 12,011                                             D. 12,055

Giải

Ta có MC = (12.98,89+13.1,11)/100=12,011 (đvC)

Chọn B. 

Bài 2 (trang 14 SGK)


Cho biết số proton, số nơtron và số electron của các đồng vị sau đây:

Bài 3 (trang 14 SGK)


Bạc (Ag) có nguyên tử khối trung bình bằng 107,02 lần nguyên tử khối của hiđro (H). Nguyên tử khối của H bằng 1,008. Tính nguyên tử khối trung bình của Ag.

Giải

Theo đề bài ta có AAg=107,02. 

MH=107,02.1,008=107,876u.

Bài 4 (trang 14 SGK)


Cho hai đồng vị hidro và hai đồng vị clo với tỉ lệ phần trăm số nguyên tử trong tự nhiên như sau: 1H(99,984%),2H(0,016%), 35Cl(75,77%), 37Cl(24,23%).

a) Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối trung bình bằng bao nhiêu?
b) Có thể có bao nhiêu loại phân tử HCl khác nhau tạo nên từ hai đồng vị của hai nguyên tố đó?
c) Tính phân tử khối của mỗi loại phân tử nói trên.

Giải

Bài 5 (trang 14 SGK)

Bài 6 (trang 14 SGK)


Cho hai đồng vị 1H (kí hiệu là H) và 2H (kí hiệu là D).

a) Viết các công thức phân tử hiđro có thể có.
b) Tính phân tử khối của mỗi loại phân tử.
c) Một lit khí hiđro giàu đơteri (2H) ở điều kiện tiêu chuẩn nặng 0,10g. Tính thành phần phần trăm khối lượng từng đồng vị của hiđro.

Giải

a) Có 3 loại công thức phân tử hiđro là: H2;HD;D2.
b) Phân tử khối của mỗi phân tử là: 2; 3; 4.
c) Gọi x là phần trăm của đồng vị D ⇒ phần trăm của đồng vị H là (100 – x).

Ta có: (2.x/100)+(1.(100−x))/100=0,05.22,4.

Giải ra ta được %D = 12%; %H = 88%.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết giải bài tập hóa 10 nâng cao bài 1, bài 2, bài 3 chương I: Nguyên tử. Hi vọng bài hướng dẫn sẽ giúp các em học sinh làm tốt các bài tập lý thuyết và bài tập SGK Hóa học 10 nâng cao - chương I: Nguyên tử.

Chúc các em học tốt!