Bài tập cơ sở dữ liệu đất đai

Cơ sở dữ liệu đất đai là gì?

Cơ sở dữ liệu đất đai là công cụ để thực hiện tốt công tác quản lý hiện đại; giúp nhà nước kiểm soát được tài nguyên đất; cung cấp dịch vụ công tốt nhất cho người dân, góp phần vào khả năng phát triển ổn định kinh tế – xã hội. Để hiểu rõ hơn về cơ sở dữ liệu đất đai là gì, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật đất đai 2013

Thông tư 05/2017/TT-BTNMT

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Cơ sở dữ liệu đất đai là gì?

Theo quy định tại khoản 23 điều 3 Luật đất đai 2013: Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp các dữ liệu đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.

Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính, dữ liệu quy hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử. Cơ sở dữ liệu địa chính là thành phần cơ bản của cơ sở dữ liệu đất đai, làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành phần khác.

2. Quy định về việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 05/2017/TT-BTNMT quy định việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia bao gồm cơ sở dữ liệu đất đai do cơ quan Trung ương tổ chức xây dựng và cơ sở dữ liệu đất đai do tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xây dựng.

a. Quy định về cơ sở dữ liệu đất đai do cơ quan Trung ương tổ chức xây dựng

Cơ quan trung ương tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm:

+ Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai: dữ liệu báo cáo, biểu, bảng số liệu thống kê, kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp vùng và cả nước; dữ liệu về quản lý sử dụng đất theo chuyên đề;

+ Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: dữ liệu báo cáo thuyết minh tổng hợp, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và bản đồ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, vùng kinh tế – xã hội;

+ Cơ sở dữ liệu giá đất: dữ liệu khung giá đất, giá đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là khu vực giáp ranh).

b. Quy định về cơ sở dữ liệu đất đai do tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xây dựng

Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm:

+ Cơ sở dữ liệu địa chính: dữ liệu về lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận), hồ sơ địa chính;

+ Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai: dữ liệu báo cáo, biểu, bảng số liệu thống kê, kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, huyện, tỉnh; dữ liệu về quản lý sử dụng đất theo chuyên đề được thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

+ Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: dữ liệu báo cáo thuyết minh tổng hợp, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bản đồ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh, cấp huyện;

+ Cơ sở dữ liệu giá đất: dữ liệu bảng giá đất, bảng giá đất điều chỉnh, bổ sung; hệ số điều chỉnh giá đất; giá đất cụ thể; giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất; thông tin giá đất trong Phiếu thu thập thông tin về thửa đất.

3. Các nguyên tắc xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia

Việc xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia được thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Điều 5, Thông tư 05/2017/TT-BTNMT ngày 25/04/2017 của Bộ tài nguyên và Môi trường như sau:

+ Việc xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia phải đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, khoa học, kịp thời.

+ Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia được thực hiện theo quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

+ Các cơ sở dữ liệu thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia phải được xây dựng đồng thời và được liên kết, tích hợp với nhau; trường hợp chưa đủ điều kiện thì ưu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành phần khác của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.

+ Quy mô tổ chức triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính được xác định theo đơn vị hành chính cấp huyện.

4. Nội dung của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia

Thứ nhất, Mục tiêu của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia

Mục tiêu của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia là nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công về đất đai và chia sẻ thông tin đất đai với các bộ, ngành, tổ chức, cá nhân; đồng thời tạo nền tảng dữ liệu phục vụ triển khai, vận hành Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.

Thứ hai, Phạm vi dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia

Phạm vi dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia gồm tập hợp các dữ liệu về đất đai có giá trị pháp lý, có tính chất tổng hợp cấp quốc gia. Theo đó, thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia bao gồm:

(1) Dữ liệu tổng hợp về địa chính: Dữ liệu không gian (bao gồm cả dữ liệu Bản đồ địa chính đã được kiểm tra, nghiệm thu); Dữ liệu tổng hợp về thửa đất theo địa bàn; Biểu số liệu tổng hợp về địa chính đã được phê duyệt; Dữ liệu về thửa đất;

(2) Dữ liệu hiện trạng sử dụng đất: Cấp quốc gia; Cấp vùng; Cấp tỉnh;

(3) Dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 2010-2020: Cấp quốc gia; Cấp vùng; Cấp tỉnh;

(4) Dữ liệu giá đất: Khung giá đất; Giá đất giáp ranh; Bảng giá đất;

(5) Dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai: Dữ liệu điều tra đánh giá chất lượng đất; Dữ liệu điều tra đánh giá tiềm năng đất đai; Dữ liệu điều tra đánh giá thoái hóa đất; Dữ liệu điều tra đánh giá ô nhiễm đất; Dữ liệu quan trắc tài nguyên đất.

Thứ ba, Đối tượng và mục đích sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia

Các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ và cung cấp dịch vụ công về đất đai; quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh, quy hoạch phát triển đô thị và xây dựng thành phố thông minh; xây dựng, vận hành Chính phủ điện tử; Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, Nguồn thông tin sẽ xây dựng và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia

Nguồn thông tin để xây dựng và cập nhật vào cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia bao gồm:

– Dữ liệu tổng hợp địa chính: tổng hợp trực tiếp từ cơ sở dữ liệu hiện có của địa phương, từ việc tổng hợp dữ liệu thửa đất, hồ sơ địa chính ở địa phương;

– Dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai: từ kết quả thống kê, kiểm kê đất đai cấp vùng, cấp cả nước đã được phê duyệt;

 – Dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: từ kết quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp cả nước đã được phê duyệt;

– Dữ liệu giá đất: từ kết quả xây dựng khung giá đất, giá đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bảng giá đất, giá đất cụ thể;

– Dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai: từ kết quả điều tra đánh giá chất lượng đất, điều tra đánh giá tiềm năng đất đai, điều tra đánh giá thoái hóa đất, điều tra đánh giá ô nhiễm đất, quan trắc tài nguyên đất.

Thứ năm, Phương thức chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia

Phương thức chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia bắt buộc chia sẻ theo mặc định: Kết nối, chia sẻ dữ liệu trực tuyến với các hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu quốc gia, của các bộ, ngành, địa phương thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ, cấp tỉnh (LGSP), nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP); Cổng Dịch vụ công quốc gia; Cổng Dữ liệu quốc gia…; Cung cấp dữ liệu trực tiếp ….

Phương thức chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia chia sẻ theo yêu cầu đặc thù: Cung cấp dữ liệu trực tuyến cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân theo quy định của pháp luật qua Cổng Thông tin đất đai quốc gia; Cổng Dịch vụ công quốc gia; Cổng dữ liệu và Cổng dữ liệu mở ngành tài nguyên và môi trường; Cổng dữ liệu Quốc gia; Cung cấp dữ liệu trực tiếp ….

Để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai hiệu quả, chính xác, Đảng và Nhà nước ta đã có một loạt các quyết sách nhằm xây dựng và vận hành một hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu hiện đại, công khai, minh bạch, hiệu quả và thống nhất trên cả nước, cho phép chia sẻ và tiếp cận rộng rãi hơn đối với các thông tin đất đai, không chỉ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, mà cả khu vực tư nhân và người dân được phép tiếp cận các thông tin và dịch vụ đất đai một cách dễ dàng, minh bạch, công bằng từ đó, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình ra quyết định của các cơ quan nhà nước, hỗ trợ cho việc lập kế hoạch, quản lý, theo dõi và giám sát việc sử dụng tài nguyên đất, hỗ trợ quá trình cải cách hành chính và phát triển thị trường đất đai, thị trường bất động sản

Trên đây tư vấn của Phamlaw về cơ sở dữ liệu đất đai, nếu có những thắc mắc cần hỗ trợ và giải đáp tư vấn pháp luật đất đai, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.

TN&MTNgoài các nội dung kế thừa Luật Đất đai năm 2013, căn cứ vào mục tiêu cụ thể đến năm 2025 của Nghị quyết số 18-NQ/TW, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã dành Chương XI để quy định sửa đổi, bổ sung các vấn đề sau đây:

Quy định về hệ thống thông tin quốc gia về đất đai, Điều 137 Dự thảo quy định: Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai được thiết kế tổng thể và xây dựng thành một hệ thống tập trung, thống nhất, đồng bộ, đa mục tiêu và kết nối liên thông trên phạm vi cả nước; được xây dựng, vận hành để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về đất đai; kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDL của các bộ, ngành, địa phương tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.  Thành phần của hệ thống thông tin quốc gia về đất đai gồm: Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; Phần mềm xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác CSDL đất đai quốc gia; CSDL quốc gia về đất đai.

Bài tập cơ sở dữ liệu đất đai

Quy định về CSDL quốc gia về đất đai, Điều 138 Dự thảo yêu cầu: CSDL quốc gia về đất đai được xây dựng thống nhất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, triển khai đồng bộ trong phạm vi cả nước. CSDL quốc gia về đất đai gồm các thành phần: CSDL về văn bản quy phạm pháp luật về đất đai; CSDL địa chính; CSDL điều tra, đánh giá đất đai; CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; CSDL giá đất; CSDL thống kê, kiểm kê đất đai; CSDL về thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; CSDL khác liên quan đến đất đai.

CSDL quốc gia về đất đai được thiết lập ở Bộ TN&MT và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành một hệ thống thống nhất, liên thông; là nền tảng cơ sở cho triển khai công tác quản lý, nghiệp vụ, hoạt động về đất đai; cung cấp dữ liệu thông tin cho quản trị nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phát triển Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số; tạo ra thông tin mới và các giá trị gia tăng; tạo nguồn thu từ phí cung cấp dữ liệu, thông tin đất đai để phát triển, duy trì, vận hành CSDL đất đai. Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin CSDL quốc gia về đất đai được thực hiện theo quy định của Bộ TN&MT.

Để quản lý, khai thác và kết nối liên thông CSDL quốc gia về đất đai, Điều 139 quy định: Thông tin trong CSDL quốc gia về đất đai được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác thực điện tử có giá trị pháp lý như trong hồ sơ dạng giấy.  Đây là tài sản của Nhà nước và phải được bảo đảm an ninh, an toàn chặt chẽ; nghiêm cấm mọi hành vi truy cập trái phép, phá hoại, làm sai lệch thông tin trong CSDL đất đai.

CSDL quốc gia về đất đai là duy nhất, được quản lý tập trung và được phân cấp, phân quyền thống nhất từ trung ương đến địa phương; phải được cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời, đảm bảo phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất đai trên thực tế. Các cộ, ngành, cơ quan có liên quan được kết nối liên thông CSDL chuyên ngành để cập nhật, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin với CSDL quốc gia về đất đai. Việc kết nối liên thông phải bảo đảm hiệu quả, an toàn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Để khai thác thông tin trong CSDL quốc gia về đất đai, Dự thảo Luật cũng quy định: Cơ quan quản lý CSDL chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin trong CSDL quốc gia về đất đai thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; Người sử dụng đất được khai thác thông tin của mình trong CSDL quốc gia về đất đai; Tổ chức và cá nhân không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có nhu cầu khai thác thông tin trong CSDL quốc gia về đất đai phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý CSDL quốc gia về đất đai theo quy định của pháp luật; Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân được tiếp cận, khai thác thông tin dữ liệu về đất đai. Khuyến khích các tổ chức cá nhân phản hồi, cung cấp, cập nhật thông tin cho CSDL quốc gia về đất đai. Việc khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu đất đai phải trả phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai và chi phí cung cấp dịch vụ thông tin, dữ liệu đất đai theo quy định. Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai đối với các nội dung do cơ quan trung ương quản lý 79 theo quy định của pháp luật; hướng dẫn xác định giá cung cấp dịch vụ thông tin, dữ liệu đất đai theo quy định của pháp luật về giá.

Bảo đảm kinh phí xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống thông tin đất đai, Điều 141 quy định: Kinh phí xây dựng, nâng cấp hệ thống thông tin đất đai được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn vay, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

Việc quản lý, bảo trì, duy trì, vận hành và khai thác hoạt động hệ thống thông tin đất đai được sử dụng từ nguồn ngân sách cấp hàng năm, các khoản thu tài chính từ đất đai, từ hoạt động khai thác sử dụng hệ thống thông tin đất đai và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực tham gia trong việc đầu tư xây dựng, cung cấp dịch vụ hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; cung cấp các phần mềm ứng dụng trong việc xây dựng CSDL đất đai và khai thác thông tin, dữ liệu đất đai; xây dựng CSDL đất đai và cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng từ CSDL đất đai.  

Dự thảo Luật giao Bộ Tài chính quy định cụ thể việc sử dụng các khoản thu tài chính từ đất đai để xây dựng, cập nhật, duy trì vận hành, khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Về trách nhiệm xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin quốc gia về đất đai, Điều 142 nêu rõ: Bộ TN&MT có trách nhiệm: Tổ chức xây dựng, quản lý hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và hệ thống phần mềm hệ thống thông tin quốc gia về đất đai; Xây dựng, cập nhật dữ liệu đất đai cấp vùng, cả nước và CSDL khác liên quan đến đất đai ở trung ương;  Quản lý, khai thác CSDL quốc gia về đất đai trong phạm vi cả nước; Kết nối, chia sẻ thông tin từ CSDL đất đai quốc gia với cổng dịch vụ công quốc gia, các hệ thống thông tin, CSDL các Bộ, ngành, địa phương và cung cấp; Thực hiện dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực đất đai theo quy định của Chính phủ.

Các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan có trách nhiệm kết nối, chia sẻ kết quả điều tra cơ bản và các thông tin có liên quan đến đất đai cho Bộ TN&MT để cập nhật, làm giàu CSDL quốc gia về đất đai.

UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác CSDL đất đai trong phạm vi của địa phương; đảm bảo kết nối, tích hợp, liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai trong phạm vi của địa phương cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; thực hiện dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực đất đai tại địa phương theo quy định của Chính phủ.

Dự thảo Luật giao cho Chính phủ quy định cụ thể về xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thông tin, CSDL quốc gia về đất đai.

Thanh Bình