Bài phát biểu khai giảng năm học giáo lý

Cùng hòa chung với niềm vui hân hoan đón chào một năm học mới, năm học 201X - 201X đã bắt đầu. Hôm nay, trường mầm non XX long trọng tổ chức “Ngày hội đến trường của bé”.

Thay mặt cho toàn thể các bậc phụ huynh toàn trường, lời đầu tiên cho phép tôi xin gửi đến các quý vị đại biểu khách quý, các bậc phụ huynh lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và lời chào trân trọng nhất. Chúc cho các đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên và các cháu trong nhà trường có một sức khỏe tốt, để bước vào năm học mới với thật nhiều thành tích trong giảng dạy lẫn học tập.

Kính thưa các vị đại biểu, kính thưa các đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường, kính thưa các bậc phụ huynh và các cháu thân mến.

Nhìn lại những chặng đường mà tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và các cháu của trường mầm non XX đã vượt qua và đã đạt được những thành tích đáng kể trong những năm học vừa qua. Hội phụ huynh chúng tôi vô cùng cảm ơn nhà trường, đặc biệt là các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của trường đã rất nhiệt tình, đã không quản ngại khó khăn vất vả, mặc cho chế độ đãi ngộ vẫn còn thấp so với mức thu nhập bình quân của toàn xã hội.

Nhân dịp tổ chức lễ khai giảng năm học 201X - 201X này, thay mặt cho toàn thể các bậc phụ huynh trong toàn trường, một lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn nhà trường, đặc biệt là các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã không quản ngại khó khăn vất vả để chăm sóc và dạy dỗ cho con em chúng tôi, trở thành những con ngoan trò giỏi của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Chúc các vị đại biểu khách, các bậc phụ huynh mạnh khỏe, hạnh phúc và hãy dành cho nhà trường, cho các cháu những tình cảm và sự quan tâm tốt nhất.

Chúc các đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên và các cháu trong nhà trường sang năm học mới có thêm nhiều niềm vui mới, có sức khỏe tốt cũng như có được nhiều thành tích cao trong các cuộc thi giáo viên giỏi, nhân viên giỏi và học sinh giỏi các cấp.

Thay mặt cho hội phụ huynh trong toàn trường, chúng tôi xin gửi đến các đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên và các cháu nhân dịp ngày khai giảng năm học mới, những bông hoa tươi thắm nhất.

Một lần nữa, thay mặt cho hội phụ huynh toàn trường, xin kính chúc các vị đại biểu, các cô giáo và các cháu luôn mạnh khỏe và sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tích mới trong năm học 201X - 201X này.

Xin trân trọng cảm ơn!

Bài phát biểu khai giảng năm học giáo lý
Bài phát biểu khai giảng năm học mới của phụ huynh số 2

14/06/2021 09:30

LỜI MỞ ĐẦU LỄ KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2012-2013 CHỦNG VIỆN THÁNH TÂM MỸ ĐỨC, GIÁO PHẬN THÁI BÌNH.

 

Bài phát biểu khai giảng năm học giáo lý

Trọng kính Đức Cha Phêrô, Giám Mục Chính Toà, Chủ Chăn Giáo phận,

Trọng kính Đức Cha Phanxicô Xaviê, Nguyên Giám Mục Chính Toà Giáo phận,

Kính thưa Đức Ông Hiêr. Tổng Đại Diện Giáo phận, Đức Ông Thomas,

quý Cha trong Hội Đồng Tư vấn giáo phận,

quý Cha trong Ban GĐ, Ban Giảng huấn CVTTMĐ,

quý Cha, Quý Bề Trên, quý Xơ, quý thầy,

quý thầy tập vụ, quý khách và quý anh em chủng sinh ĐCV TT.

Kính thưa quý Đấng Bậc và quý khách,

Lễ khai giảng năm học 2012-2013 của ĐCV Thánh Tâm Mỹ Đức Giáo phận Thái Bình năm nay, nằm trong bối cảnh những ngày tháng cả giáo phận đang hồ hởi chuẩn bị bước vào NĂM ĐỨC TIN của toàn thể Giáo Hội, kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Công đồng Vatican II: 11.10.1962 - 11.10.2012. Như thế, ngày 11.10.12:  sẽ là ngày KHAI MẠC TRỌNG THỂ NĂM ĐỨC TIN CỦA TOÀN THỂ GIÁO HỘI. Đối với Giáo Hội Việt Nam, ngày khai mạc sẽ là ngày 13.10.12. Giáo phận Thái Bình sẽ long trọng Khai mạc NĂM ĐỨC TIN CÂP GIÁO PHẬN vào CHÚA NHẬT 28.10.12. Lồng vào NĂM ĐỨC TIN của Giáo Hội Hoàn vũ, Giới Trẻ hay đúng hơn toàn Giáo phận lại được thay mặt cả Giáo Tỉnh đón nhận Thánh Giá từ Gp. Lạng Sơn về thực hiện Năm Đức Tin của mình bằng Suy niệm và Sống Mầu Nhiệm Thập giá Chúa Kitô trong suốt cả năm theo hướng dẫn của Đức Giám mục Phêrô - Chủ chăn Giáo phận.

Chính trong tinh thần nô nức ấy, mà ĐCV Thánh Tâm Mỹ Đức của Giáo phận hân hoan bước vào ngày Khai giảng Năm học mới.

Đây là Năm học thứ hai ĐCV Giáo phận nhà có cả hai lớp Triết - Thần (Triết 2 và Thần 4) được đào tạo chung trong cùng một mái trường Chủng viện, một Gia đình Chủng viện rất thân thương duy nhất của Giáo phận, đó là :

-  Lớp Thần IV (năm đào tạo cuối cùng) trong tiến trình đào tạo tri thức được rút ngắn (5 năm) cho lớp quý thầy chủng sinh lớn tuổi của Giáo phận, do tình thương và sự quan tâm mục tử liên tiếp lần lượt của cả hai Đấng Chủ Chăn đáng kính của Giáo phận. Sĩ số năm nay: 33 (gồm: 31 chủng sinh Giáo phận Thái Bình, 1 chủng sinh Gp Hải Phòng và 1 chủng sinh Gp. Lạng Sơn).

-  Lớp Triết II thuộc tiến trình đào tạo chính quy theo đúng Ratio của HĐGMVN về công cuộc đào tạo và huấn luyện các ứng sinh linh mục, đã được Đức Giám mục cập nhật theo tình hình cụ thể của giáo phận như con đã trình bầy trong lễ khai giảng năm trước. Sĩ số lớp Triết 2 : 32 (1 đã chuyển hướng và 1 xin bảo lưu 1 năm để chữa bệnh).

Về BAN ĐÀO TẠO cũng dồi dào phong phú hơn niên học trước.

a)     BAN GIÁM ĐỐC nói chung vẫn như niên học trước, chỉ thay đổi một chút theo bổ nhiệm mới của Đức Cha, đó là :

-  Cha Jos. Bùi Đình Nguyện thôi chức Giám luật (Đặc trách Sinh hoạt) và nhận chức Quản Lý ĐCV thay Cha Jos. Phạm Công Dũng (vì lý do riêng, có thể tới đây sẽ được bổ nhiệm vào chức vị quan trọng khác).

-  Cha Giuse Đỗ Trọng Huy linh mục của giáo phận, đã được Đức Cha Phanxicô Xaviê cử đi du học tại Rôma, vừa trở về với bằng tiến sĩ thần học tín lý, được ĐGM Chính Toà Phêrô bổ nhiệm vào chức vị Giám luật (tức Đặc trách sinh hoạt) thay Cha Jos. Bùi Đình Nguyện, đồng thời  là Phụ tá Giám học của Chủng viện.

Như vậy cơ cấu BGĐ năm nay là :

1.      Cha Giám đốc: Gioan B. Nguyễn Sơn Hải.

2.      Cha BT PGĐ: Gioan B. Nguyễn Văn Đán.

3.      Cha Giám học: Giuse Trần Xuân Chiêu

4.      Cha Linh hướng: Micae-Phaolô Trần Minh Huy.

5.      Cha Giám luật kiêm Phụ tá Giám học: Giuse Đỗ Trọng Huy.

6.      Cha Quản lý: Giuse Bùi Đình Nguyện.

b)     BAN GIẢNG HUẤN : ngoài các Cha giáo sư trong và ngoài Giáo phận như niên học trước đó là các cha :   

1.  Đức Ông Giêr. Nguyễn Phúc Hạnh. 

2.      Cha Giuse Trần Xuân Chiêu

3.      Cha Gioan. B. Nguyễn Văn Đán

4.      Cha Micae-Phaolô Trần Minh Huy

5.      Cha Đaminh Trần Thái Hiệp

6.      Cha Giuse Dương Hữu Tình,

7.      Cha Vinc. Đinh Trung Nghĩa SJ,

8.      Cha Gioan B. Phạm Đình Khơi

9.      Cha Đaminh Đặng Văn Cầu.

10. Cha Phêrô Nguyễn Đình Tân.

11. Cha Gioan B.Nguyễn Sơn Hải.

Năm nay có thêm Quý Cha giáo sư thỉnh giảng mới được mời:

1.      Cha Giuse Nguyễn Văn Diễm, Phó GĐ ĐCV Hà Nội.

2.      Cha Phêrô Phan Tấn Khánh, Hội Xuân Bích, ĐCV Huế.

3.      Cha Bernard Phạm Văn Quang, Hội Xuân Bích, ĐCV  Huế.

4.      Cha Fr. X. Đào Trung Hiệu OP.

5.      Cha Alf. Vũ Đức Trung, OP.

c)     QUÝ CHA GIẢI TỘI :

1.      Cha Gioan B. Phạm Đình Khơi

2.      Cha Giuse Nguyễn Thanh Ngư

3.      Cha Martinô M. Hoàng Văn Đình (Gia) (thay cho Cha Jos. Mai Trần Huynh đang bị đau nặng).

Kính thưa quý Đấng bậc và quý khách,

Tiến trình đào tạo và tự đào tạo là một quá trình trường kỳ liên tiếp không có điểm dừng, nó chỉ kết thúc đồng thời với thời điểm kết thúc cuộc đời tại thế mỗi người mà thôi. Tiến trình này đã được nêu rõ trong Tông huấn Pastores dabo vobis và được HĐGM Việt Nam cụ thể hoá cách chi tiết 3 giai đoạn (Trước, Trong và Sau ĐCV) trong Phần II ở các chương V, VI, VII của Bản RATIO ĐÀO TẠO LINH MỤC mà Toà Thánh vừa châu phê và tất cả các giáo phận tại Việt Nam bắt đầu thực hiện thống nhất khởi từ Niên học này.  

Về nội dung đào tạo thì Tông huấn “Pastores dabo vobis” (1992) đã để cập cụ thể đến 4 chiều kích: đào tạo  nhân bản, được coi là nền tảng của mọi sự đào tạo (vì để trở nên giống Đức Kitô, Con người hoàn hảo và toàn vẹn nhất (số 43); đào tạo tâm linh được coi là mục tiêu hay sự hoàn thành của mọi sự đào tạo (trở nên giống Đức Kitô mục tử (số 45) và đào tạo mục vụ được coi là kết quả của tất cả mọi việc đào tạo (trở nên người nối dài đức ái mục tử của Đức Kitô: số 57), thì đào tạo tri thức chính là phương thế cần thiết để đưa ứng viên từ nền tảng nhân bản vươn tới mục tiêu sau cùng là nên giống Đức Kitô một cách sâu xa, trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài, vị mục tử nhân lành, hầu có thể phục vụ Chúa và Giáo Hội, lo phần rỗi mình và giúp cho phần rỗi tha nhân một cách hiệu quả tối đa (số 51).

Như vậy, cả 4 chiều kích đều không thể được coi nhẹ trong công cuộc đào tạo. Tuy nhiên, về thời gian dành cho đào tạo tri thức có phần được ưu tiên hơn. Nhưng để thăng tiến quân bình các chiều kích, thì vừa không được đề cao việc đào tạo tri thức tới mức tách rời và xem thường các chiều kích đào tạo khác, lại cũng vừa không được coi nhẹ việc đào tạo tri thức tới mức chỉ chú ý đến các khía cạnh đào tạo khác mà thôi.

Tuy nhiên, luôn phải ý thức rằng nhà đạo tạo chính yếu các ứng sinh linh mục không thể ai thay thế, đó chính là Chúa Thánh Thần (PDV 69; Ratio ĐTLM 158). Chính Chúa Giêsu Kitô nhà đào tạo mẫu mực nhất, cũng không những tự nguyện để cho mình được đào tạo, được hướng dẫn bởi chính Chúa Thánh Thần (Mt 4,1; Mc 1,12; Lc 4,1), mà còn tự đào tạo mình một cách cực nhọc nữa, như thư Do Thái đã viết: “Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục” (Dt 5,8).

Như thế thì mọi thành phần đóng vai thực hiện việc đào tạo đều được gọi là “những ‘vai trò trung gian’ nhân loại mà Chúa Thánh Thần sử dụng” để thực hiện việc đào tạo linh mục mà thôi (x. PDV 69; Ratio ĐTLM 159). Nhưng yếu tố quyết định, chính là ứng sinh có sẵn sàng để cho Chúa Thánh Thần đào luyện, biến đổi mình, qua và nhờ những con người dụng cụ không? Bản Ratio ĐTLM gọi đó là việc “Cộng tác đào tạo” của chủng sinh (Ratio ĐTLM 164-165). Ứng sinh có nhiệt tâm chăm chỉ, tự nguyện vui vẻ đón nhận và cố gắng tới độ phải hy sinh nhiều để có thể trau dồi những kiến thức cần có cho ơn gọi mục tử mai sau không?

Vậy ngày Khai giảng năm học cũng là ngày nhắc nhở cho cả đôi bên: Ban Đào Tạo và Giảng dạy phải đem hết khả năng nhiệt huyết chuyển giao không chỉ kiến thức mà còn cả cách sống phù hợp với điều giảng dạy cho chủng sinh. Phần chủng sinh cũng phải thật hăng say tiếp thu và yêu mến việc được đào luyện và tự đào luyện nữa. Như thế cả người đào tạo và người được đào tạo sẽ cùng nhau thăng tiến, “đạt tới tình trạng trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Đức Kitô” (Ep 4,13b), trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô là Thầy và là Mục tử duy nhất tốt lành.

Chúng con kính xin quý Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng mọi người cầu nguyện nhiều cho Ban Đào tạo và Giảng huấn chúng con, những linh mục bất toàn, thiếu năng lực và đầy khiếm khuyết, cũng như cho chủng sinh của Chủng viện Thánh Tâm thân thương này của Giáo phận.

Con chân thành cám ơn quý Đấng bậc và quý vị đã sẵn sàng và chú ý lắng nghe đôi lời mở đầu của con trong Lễ Khai giảng này.

                                                                                                 Mỹ Đức ngày 08.9.2012

                                                                                     TM. BAN ĐIỀU HÀNH CHỦNG VIỆN

                                                                                                 Lm JB. Nguyễn Sơn Hải