Ba voi không được bát nước xáo là gì năm 2024

Phải chăng đ�y l� l�i n�i như th�nh ph�n, n�i như trạng, n�i như �ng B�nh Tổ m� chẳng được việc g�, hoặc chỉ hứa h�o rồi nuốt tr�i lời hứa trong chốc l�t. Một loại hứa su�ng, n�i đ�i b�i! Ở th�nh ngữ n�y, c�c từ chỉ số lượngba hay mười được d�ng để chỉ số nhiều. C�n, voi l� vật to nhất trong mu�ng th�, l� biểu trưng cho số lượng khổng lồ. Đ� l� voi lại kh�ng phải chỉ c� một voi m� l� ba voi, mười voi thế m� đến một b�t nước x�o cũng chẳng n�n? R� l� ph�ng đại! Ph�ng đại để chỉ những người hay n�i su�ng. hứa h�o, hứa nhiều nhưng kh�ng l�m một điều n�o. Quả nhi�n, c� chuyện như thể thật. V�, việc l� giải th�nhngữ ba voi kh�ng được đọi nước x�o tưởng như thế l� ổn. Song,c�u chuyộn kh�ng đơn giản như vậy ở d�y l�i ngoa dụ trong th�nh ngữ ba voi kh�ng được đọi nước x�o l� hệ quả của sự li�n tưởng ng�n ngữ học từ một điều c� thực trong đời sống. Số l�,nước x�o thịt voi vốn chẳng mỡ m�ng ri�u cua g�, trong như nước l�, nhạt như nước ốc vậy! Do đ�, dẫu c� ba voi, mười voi, thậm ch� nhiều hơn nữa m� đun nấu l�n cũng chẳng th�nh nước x�o được, cho d� chỉ một b�t th�i.

Với th�nh- ngữ n�y nh�n d�n ta ph� ph�n những hạng người ba hoa m� chẳng n�n c�ng c�n g�, hứa nhiều m� chẳng bao giờ thực hiện lời hứa của m�nh. � n�y c� được l� nhờ v�o c�c quan hệ li�n tưởng đối lập nhiều với �t (3, 10 so với 1), nhạt nhẽo, v� vị với ngon ngọt đậm đ� (nước voi với nước x�o). Đ� l� cốt l�i gi�p ch�ng ta hiểu được thần của c�u th�nh ngữ ba voi kh�ng

NoName.372 18/02/2016 13:58:38

Trăm voi không được bát nước xáo là một câu thành ngữ của Việt Nam, và các dị bản của nó như "Ba voi không được bát nước xáo", "Mười voi không được bát nước xáo", nhằm chỉ những người khoác lác, hứa hẹn nhiều, tưởng như chắc chắn nhưng kết quả chẳng có gì đáng kể. Món xáo hay nước xáo là nước ninh xương và thịt động vật, khá nhừ, đặc và mềm ngọt. Câu thành ngữ với các từ chỉ số lượng ba, mười hay trăm chỉ số nhiều, con voi lại là con vật to lớn nhất nhì trong các loài muông thú, biểu trưng cho số lượng khổng lồ, vậy mà vẫn không được một bát nước xáo (số lượng rất ít) cho ra tấm ra món. Lối nói ngoa dụ được vận dụng triệt để tại đây nhằm toát lộ nghĩa bóng của câu. Tuy nhiên, lối phóng đại này cũng ít nhiều xuất phát từ sự liên tưởng ngôn ngữ học tới một vài quan điểm thực tế và có thể chia làm ba thuyết trong đó có hai thuyết gắn liền với phẩm chất thịt của loài voi. - Thứ nhất, thịt và xương voi trong chế biến món ăn thường không được đánh giá cao, ít đậm đà ngon ngọt, và nước xáo thịt vốn chẳng mỡ màng riêu cua gì, trong như nước lã và nhạt như nước ốc vậy. - Thứ hai, thịt voi trương nở mạnh trong nước khi nấu nên hút sạch nước, cho bao nhiêu nước cũng bị hút hết do đó không có nổi một nước xáo. - Thuyết thứ ba gắn liền với câu chuyện về anh chàng hứa hẹn mua thịt voi về làm cỗ giỗ, không mua được nhưng về khoác lác là đòi mua đủ 100 voi nhưng trên rừng không có nên không mua.

FlyAway 06/10/2018 10:06:45

Không hiểu gì hết

Trong nhiều từ điển đều giải thíchnghĩa là “nói khoác, không đúng sự thật”, hoặc “huênh hoang, hứa nhiều nhưng không làm đúng như lời đã hứa”.

Cơ sở cho cách hiểu trên là sự tương phản về khối lượng. Một bên là voi, một loài thú rất lớn (thậm chí là ba voi, hoặc mười voi để tăng về khối lượng) và một bên là bát nước xáo, một lượng rất ít. Đó là nghĩa bóng của thành ngữ này.

Không một người Việt nào hiểu sai thành ngữ trên (ví dụ hiểu thịt voi không ngon cho nên nước xáo nhạt). Nhưng về nghĩa thực (nghĩa đen) thì ít người hiểu rõ. Trong bài “Kể chuyện về loài voi” của Bá Thành (Tuần tin tức số 15-1993) có một thông tin rất đáng chú ý : “Thịt voi là loại thịt săn, chắc, đặc biệt là thịt ở vòi. Khi nấu thịt voi dù có đổ nhiều nước, thịt nở ra vẫn hút hết nước”. có lẽ nhờ tính chất hút rất nhiều nước của thịt voi mà chúng ta hiểu rõ thêm về nghĩa đen của thành ngữ này vì đã mấy ai được ăn thịt voi, luộc thịt voi mà biết rõ.

(Theo Hà Quang Năng)

Bán chỗ nằm, mua chỗ ngồi

Câu này cũng gần nghĩa với câu “Bán gia tài mua danh phận”. ngày trước, ở nông thôn, người ta chuộng chỗ ngồi ở chốn đình trung khi hợp làng. Nhiều người bỏ tiền mua một chức Nhiêu, chức Xã để có một chỗ ngồi, rồi lại phải khao vọng tốn kém. Vì thế có người phải bán cả nhà, đất để có một danh vị hão. Chỗ nằm tức là nơi nhà ở, chỗ ngồi tức là góc chiếu nơi đình trung.

Bạn tri âm

Tri âm nghĩa là hiểu được tiếng đàn , nghĩa rộng là hiểu được long mình. Tong truyện “Kim cổ kì quan” của Trung Quốc có ghi lại một tình bạn hiếm có giữa Bá Nha và Chung Tử Kì. Bá Nha làm quan, một lần đi thuyền về quê, ghé đậu vào một bến sông. Trong đêm trăng, Bá Nha đem đàn ra gảy.Vừa lúc đó, Tử Kì đi qua, nghe tiếng đàn liền dừng lại. Thấy có người mải mê nghe tiếng đàn, Bá Nha liền mời xuống thuyền. Tử Kì là người sành nghe đàn. Khi Bá Nha nghe đến núi cao thì Tử Kì khên. “Cao vòi vọi như núi Thái Sơn”. Khi Bá Nha nghe đến sông nước thì Tử Kì khen “mênh mông như Trường Giang, Hoàng Hà”.

Thấy có người hiểu sâu được tiếng đàn của mình, Bá Nha liền kết làm an hem và hỏi về gia cảnh. Tử Kì thưa còn có mẹ già nên hàng ngày phải đi đốn củi để bán lấy tiền nuôi mẹ. Bá Nha từ biệt Tử Kì để xuôi thuyền về quê và hẹn một tháng sau, khi trở lại nhiệm sở sẽ nghé thăm. Đến hẹn, Bá Nha tìm đến thì Tử Kì đã qua đời, chỉ còn mẹ già. Bá Nha mời mẹ Tử Kì về ở với gia đình mình và phụng dưỡng rất chu đáo. Từ ngày Tử Kì mất, Bá Nha treo đàn vì mất bạn tri âm.

Thành ngữ của ta còn có các câu nói về tình bạn như “bạn cố tri” (bạn hiểu nhau từ lâu), “bạn nối khố” (bạn từ thuở hàn vi chia nhau cả cái khố vải).

Bầu dục chấm nước cáy (chấm mắm cáy)

Bàu dục là món ăn ngon và bổ trong bộ lòng lơn. Nước cáy là thứ nước mắm ướp bằng con cáy, thường nặng mùi, có sắc đục, chấm không ngon. Bầu dục mà đem chấm nước cáy thì phí mất cả chất ngon của bầu dục.

Đại ý câu này nói lên hai đối tượng không phù hợp, không cân xứng. Cũng còn có ý chê người có miếng ngon mà không biết cách ăn.

Câu này thường bị nói lầm là “dùi đục chấm nước cáy”.

Bạo hổ bằng hà

Thực ra phải nói là bạo hổ băng hà. Bạo hổ là tay không bắt hổ, băng hà là không có thuyền mà dám vượt qua sông lớn. Thành ngữ này ý nói táo bạo nhưng mạo hiểm.

Bằng cái sẩy nẩy cái ung

Sẩy là nốt rôm nhỏ nổi trên da. Nếu không biết giữ gìn thì có thể trở thành cục to nguy hiểm (cái ung, cái nhọt). Câu này khuyên ta đừng có coi thường việc nhỏ hoặc để chỉ một tai nạn lớn từ việc nhỏ gây nên.

Bĩ cực thái lai

Kinh dịch có 64 quẻ, trong đó có quẻ bĩ và quẻ thái. Quẻ bĩ tượng trưng cho sự bế tắc, không thuận lợi, quẻ thái tượng trưng cho sự thuận lợi, hanh thông. Đây cũng là một quan điểm biện chứng, lạc quan. Khi nào sự bế tắc đến cùng cực (bĩ cực) thì sự hanh thông, thuận lợi sẽ tới (thái lai). Câu này nói ý hết khổ đến sướng, giống như câu “khổ tận cam lai” (khổ là đắng, cam là ngọt, hết thời cay đắng thì đến thời ngọt bùi).

Bố vợ là vớ cọc chèo

Trong tiếng Việt hiện đại, vớ là danh từ có nghĩa là bít tất (miền Nam vẫn dùng), vớ là động từ có nghĩa là tóm được, níu lấy. (chết đuối vớ được cọc, nạ dòng vớ được trai tơ).

Cả hai nghĩa trên đều không khớp với câu tục ngữ này. Vớ trong câu tục ngữ là từ cổ, hiện nay chỉ một số vùng còn dùng như ở Tam Kì (Quảng Nam). Vớ là một vật kết bằng thừng, giống hình số 8, một nửa lồng vào mái chèo còn nửa kia lồng vào khấc ở đầu cọc chèo. Nếu không có cái vớ thì không chèo được, nếu buộc chặt mái chèo vào cọc chèo cũng không chèo được. Câu này có nghĩa là : tình cảm giữa bố vợ và chàng rể dù có buộc nhưng không chặt chẽ, khăng khít như con đẻ. Ý này rất hợp với câu thứ hai “Mẹ vợ là bèo trôi sông”.

Bèo trôi sông cũng kết thành mảng nhưng kết không chặt, sóng to gió cả cũng dễ tan.

Từ câu tục ngữ trên nên mới có từ “bạn cọc chèo” để chỉ hai anh rể lấy hai chị em ruột (bạn đồng hao).

Bợm già mắc bẫy cò ke

Bẫy cò ke là loại bẫy thô sơ dùng để bẫy chim. Bẫy bằng tre, có cần và lẫy. Mồi gắn với lẫy. Hễ chim ăn mồi thì lẫy bật ra và cần tre sẽ sập xuống.

Bợm già là những tay lọc lõi trong nghề lừa đảo, thế mà có khi còn mắc bẫy, mắc những mưu lừa tầm thường vì thiếu cảnh giác.

Chủ đề