Bà bầu có nên cạo lông vùng kín không

Hỏi - 15/01/2018

Kính thưa các bác sĩ! Cho em hỏi khi sinh ở BV, các y tá có cạo lông vùng kín cho sản phụ để thuận tiện cho việc sinh đẻ và vệ sinh không ạ???

Trả lời

Chào Bạn!

Cám ơn Bạn đã đặt câu hỏi.

Theo các chuyên gia trong nước và trên thế giới việc cạo lông vùng kín khi sinh dễ gây tổn thương da và có nguy cơ viêm nhiễm cao...

Từ nhiều năm nay bệnh viện đã không triển khai cạo lông vùng kín khi sinh, một số trường hợp có nhiều lông, rậm lông vùng kín ... nhân viên y tế sẽ cắt ngắn để thuận tiện cho việc sinh đẻ.

Chúc Bạn có thai kỳ an toàn.

CN. Lý Bạch Thu Nga
P. Điều dưỡng

Sinh thường có cạo lông không là thắc mắc “tế nhị” mà không phải mẹ bầu nào cũng sẵn sàng chia sẻ để được giải đáp. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm câu trả lời thì hãy đọc bài viết dưới đây.

  • Đẻ thường lần đầu, mách bạn bí quyết sinh đẻ thuận lợi, con thông minh
  • Đẻ thường và đẻ mổ cái nào tốt hơn?

Sinh thường có cạo lông không là thắc mắc thầm kín của nhiều mẹ bầu.

Sinh thường có cạo lông không?

Lông vùng kín hay còn gọi là lông mu có tác dụng bảo vệ âm đạo, tránh cọ xát, giữ ấm, ngăn vi khuẩn xâm nhập và mang nét đặc trưng của người phụ nữ trưởng thành. Tuy nhiên với điều kiện ẩm ướt ở cơ quan này, nhất là các mẹ sau sinh dịch âm đạo được thải ra liên tục nếu không được vệ sinh thường xuyên thì lông mu rậm rạp sẽ là điều kiện để vi khuẩn phát triển dễ gây viêm nhiễm.

Do vậy ở hầu hết các bệnh viện đều hướng dẫn sản phụ tự thực hiện việc “dọn vệ sinh vùng kín” trước khi lên bàn đẻ để tránh viêm nhiễm sau sinh. Bên cạnh đó, âm đạo gọn gàng cũng giúp bác sĩ thăm khám và đỡ đẻ dễ dàng hơn.

Trong sinh nở thời xưa, phụ nữ ít quan tâm tới vấn đề cạo lông vùng kín khi sinh nhưng ngày nay, hầu hết các mẹ bầu đều chủ động làm việc này hoặc thậm chí nhờ chồng. Đây được xem như một công đoạn chuẩn bị cần thiết trước khi sinh.

Lợi ích của cạo lông vùng kín trước khi sinh

Sinh thường có cạo lông không? Câu trả lời là không bắt buộc nhưng nên làm bởi hoạt động mang lại nhiều lợi ích như:

Giúp mẹ tự tin, bớt xấu hổ hơn trong quá trình chuyển dạ và sinh con.

Giúp bác sĩ tiếp cận dễ dàng, thao tác chính xác hơn khi cần rạch tầng sinh môn và đón em bé ra ngoài.

Dễ dàng vệ sinh khi chăm sóc vùng kín

Tránh viêm nhiễm sau sinh, giúp vết cắt tầng sinh môn khô và hồi phục nhanh hơn.

Cạo lông vùng kín giúp tránh viêm nhiễm sau sinh.

Những việc cần làm khác trước khi sinh thường

Ngoài vấn đề tế nhị “sinh thường có được cạo lông không”, trước khi lên bàn đẻ mẹ nên làm môt số việc sau:

Khi bắt đầu có hiện tượng chuyển dạ mẹ nên tắm gội sạch sẽ bởi ngay sau sinh cơ thể mẹ còn mệt mỏi, bận rộn với nhiều vấn đề hoặc có trường hợp sẽ phải lưu viện đến vài ngày chưa thể vệ sinh toàn bộ cơ thể được. Bên cạnh đó, tắm gội sạch sẽ cũng giúp tinh thần sảng khoái hơn để chuẩn bị bước vào cuộc vượt cạn.

>> Tham khảo: Nhận biết dấu hiệu chuyển dạ qua cơn đau đẻ.

Hãy cắt ngắn móng tay móng chân để giữ vệ sinh và tránh chầy xước cho cơ thể và người bên cạnh vì trong lúc chuyển dạ, những cơn đau dồn dập có thể khiến mẹ mất kiểm soát. Hơn nữa, để móng tay dài có thể làm tổn thương làn da mỏng manh của em bé trong lúc bế và cho con ti.

Khi có bất cứ thắc mắc nào hãy trao đổi ngay với nhân viên y tế. Đừng quá lo lắng, các bác sĩ sẽ tư vấn và cho bạn giải pháp về các vấn đề có liên quan.

Tắm gội trước khi sinh giúp tinh thần mẹ thoải mái hơn.

Bài viết về sinh thường có cạo lông không? Hi vọng đã cung cấp đến bạn đọc những chia sẻ hữu ích. Nếu cần tư vấn thêm kiến thức liên quan vui lòng liên hệ Tổng đài Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc 1900 55 88 96 để được giải đáp miễn phí.

Xem thêm: Trước khi sinh cần chuẩn bị những gì?

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Vệ sinh cơ thể trước khi sinh đẻ đúng cách giúp mẹ có được quá trình vượt cạn thoải mái, nhẹ nhàng hơn để chờ đón khoảnh khắc bé yêu chào đời. Nếu không vệ sinh đúng cách, không chỉ mẹ cảm thấy không thoải mái mà sức khỏe của bé cũng có thể bị ảnh hưởng theo vì vi khuẩn dễ bị xâm nhập hơn. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chia sẻ những lời khuyên bổ ích dưới đây nhằm giúp mẹ biết mình cần làm gì để cơ thể sạch sẽ, thoải mái trước khi “vượt cạn”.

Khi “lâm bồn”, việc đổ mồ hôi quá nhiều sẽ làm cho thai phụ có cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Hơn nữa, sau khi sinh, mẹ cũng không thể vào phòng tắm ngay luôn được. Đa phần các thai phụ thường chọn cắt tóc ngắn để không cảm thấy vướng víu, bất tiện khi sinh. Nếu vẫn muốn giữ mái tóc dài của mình, mẹ cần kẹp tóc gọn gàng.

Ngoài ra, mẹ nhớ đem theo vài bộ quần áo bằng vải hút mồ hôi và rộng rãi trong hành lý đến bệnh viện. Mẹ cũng đừng quên chuẩn bị thêm một số khăn sạch để lau mồ hôi khi sinh.

Tắm gội sạch sẽ trước khi sinh là điều mẹ nên làm

Móng tay, móng chân của mẹ nếu để quá dài sẽ khiến vi khuẩn tích tụ, nhất là vi khuẩn về đường ruột và gây tổn thương cho bé khi tiếp xúc bởi da bé vẫn còn rất mỏng. Do đó, khi vệ sinh trước khi sinh đẻ, mẹ đừng quên cắt móng tay, móng chân và bôi sạch màu sơn trên móng.

Ở giai đoạn mang thai, nội tiết tố trong cơ thể của mẹ thay đổi kéo theo sự thay đổi về hoạt động và chức năng của các cơ quan sinh sản. Âm đạo tiết dịch nhiều hơn khiến môi trường trong âm đạo trở nên ẩm ướt, đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện và phát triển của vi khuẩn và nấm, gây nên các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ. Chính vì thế, mẹ cần vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Đây là bước vệ sinh trước khi sinh đẻ mẹ không nên bỏ qua.

Mẹ cần lưu ý những điểm sau:

  • Không tắm trong bồn tắm quá lâu, ngâm mình trong nước ao hồ hoặc những vùng nước bẩn khác.
  • Vệ sinh, thay quần lót ít nhất 2 lần/ngày để giữ cho vùng kín luôn được khô ráo, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các loại nấm và vi khuẩn.
  • Tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo vì điều này dễ gây tổn thương cho vùng âm đạo và xuất huyết tử cung.
  • Sử dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ để làm sạch vùng kín nhưng đừng quá lạm dụng, vì các hóa chất trong dung dịch sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, làm mất độ PH tự nhiên trong môi trường âm đạo, dễ gây khô rát, khó chịu.
  • Sau khi đi đại – tiểu tiện, cần làm sạch vùng kín bằng cách lau khô bằng khăn bông chuyên dụng. Khăn bông cần được thay giặt hàng ngày.

Trước khi sinh con, mẹ nên tỉa sơ bằng kéo trong trường hợp vùng kín của mình quá rậm rạp. Các chuyên gia cho rằng các mẹ nên tự cạo hoặc waxing trước thời điểm sinh 7 ngày – bất kể là đẻ thường hay đẻ mổ. Điều này cơ bản là để phòng tránh nhiễm trùng từ những vết cắt nhỏ trên da, thứ có thể thu hút vi khuẩn. 

“Dọn dẹp lông vùng kín” từng là một chủ đề gây tranh cãi. Một số nghiên cứu về sản phụ trong quá trình sinh nở cho thấy những vết xước hoặc sưng đỏ do cạo lông mu vùng kín có thể sẽ là nơi sinh sôi nảy nở của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Ở một số bệnh viện, sản phụ được cạo lông vùng kín có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao hơn những người không phải thực hiện công đoạn này. 

Hiện nay, cạo lông vùng kín là một trong các bước vệ sinh trước khi lâm bồn bắt buộc ở nhiều bệnh viện. Tuy vậy, vấn đề này đối với không ít các mẹ bầu lại khiến cảm giác không thoải mái, nhiều người hoàn toàn không thích việc cạo lông này một chút nào. Một phần là vì những bất lợi sau khi nhổ bỏ phần lông mu mà mẹ gặp phải như: gây kích ứng da vùng kín, lông mọc nhiều và cứng hơn, tạo điều kiện dễ gây viêm nhiễm.

Nhiều bệnh viện trên thế giới, đặc biệt là Mỹ đã bắt đầu công nhận quan điểm không cần thiết cạo lông vùng kín khi đỡ đẻ hoặc mổ sinh. Nhiều bác sĩ cho rằng họ hoàn toàn có thể giúp sản phụ hoàn thành công cuộc sinh nở mà không cần trải qua bước này. Tại một số bệnh viện, nếu mẹ bầu không muốn cạo lông vùng kín thì sẽ được đề xuất chỉ cạo một nửa phần có liên quan đến rạch tầng sinh môn.

Do đó, nếu mẹ bầu cảm thấy không muốn thực hiện việc cạo lông vùng kín thì hãy trao đổi với bác sĩ ngay trước khi việc sinh đẻ bắt đầu. Mẹ có thể sẽ được đáp ứng nguyện vọng này hoặc đơn giản là bác sĩ có thể tư vấn để cạo phần cần thiết mà thôi. 

Dẫu sao mẹ bầu cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ sản khoa trong lúc thăm khám thai định kỳ về việc cắt tỉa lông vùng kín. Các mẹ cần phải cân nhắc những mặt lợi và hại của việc này trước khi đưa ra quyết định cuối cùng cho bước vệ sinh trước khi sinh đẻ này.

Sau khi sinh vài giờ, mẹ đã có thể cho em bé bú. Chính vì vậy khi vệ sinh trước khi sinh đẻ mẹ cần vệ sinh nhũ hoa sạch sẽ trước khi sinh. Việc làm này cũng sẽ giúp mẹ không bị tắc tuyến sữa sau khi sinh.

Mẹ nên sử dụng bông tắm mềm để chà nhẹ nhàng hai bên nhũ hoa, tránh chà mạnh bằng đầu móng tay vì có thể làm tổn thương đầu nhũ hoa của mình.

Mẹ cần vệ sinh nhũ hoa sạch sẽ trước khi sinh

Lúc chuyển dạ, mẹ phải chú ý đi tiểu tiện, thông thường cứ khoảng 2 – 4 giờ thì đi tiểu một lần để cho bàng quang luôn ở trạng thái trống rỗng, tránh tình trạng bàng quang chướng do chứa đầy nước tiểu sẽ ảnh hưởng đến sự co thắt của tử cung và phần lộ ra trước của thai nhi. Đây là bước vệ sinh trước khi sinh đẻ mẹ bầu cần lưu ý.

Do phải cố sức rặn khi sinh con, không thiếu trường hợp mẹ bầu vô tình đi đại tiện ngay trên bàn sinh. Không những mang lại cảm giác xấu hổ cho mẹ, việc đại tiện trong khi sinh có thể gây mất vệ sinh và nhiễm khuẩn các dụng cụ y khoa. Hơn thế nữa, nó cũng có thể gây ra một số khó khăn không cần thiết cho các bác sĩ. Vì thế, mẹ có thể tự mua dụng cụ và tiến hành thông thụt ngay khi có dấu hiệu chuyển dạ. Đây là bước vệ sinh trước khi sinh đẻ rất quan trọng mẹ nhé.

Đối với những mẹ bị vỡ ối sớm, ngôi thai ngược, có tiền sử sinh mổ, sinh nhanh, bị các bệnh tim mạch… thì không nên tự ý thụt rửa tại nhà mà nên trao đổi trước với bác sĩ. 

Trên đây là những liệt kê nho nhỏ “cắp nách” cho các mẹ bầu chuẩn bị trước khi sinh nở, hi vọng sẽ nhằm giúp mẹ chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho lần “vỡ chum” được sạch sẽ, hợp vệ sinh hơn nhé !

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ đề