Ăn rau cải bắp có tốt không

Rửa sạch 2 lá bắp cải bằng nước sạch. Để 2 lá bắp cải đã sạch vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 20-30 phút rồi mang ra áp nhẹ vào hai bầu vú. Nhớ chú ý đến phần bị sưng và đau nhất. Bạn cũng có thể mặc cả áo ngực để khỏi phải dùng tay giữ lá. Để như vậy đến khi lá hết lạnh.                                                         

Bắp cải vốn được xem là loại rau quốc dân, thơm ngon, bổ dưỡng và rất quen thuộc với bữa ăn của nhiều gia đình.

 

Thông tin nhanh về bắp cải


 

✔️ Cải bắp hay bắp cải còn được gọi bằng một cái tên khoa học khác là Thập tự. Đây là một loại thực vật có hoa và rất nhiều chủng loại khác nhau. 

✔️ Bắp cải là một loài rau thuộc nhóm có nguồn gốc ôn đới, nhiệt độ xuân hóa, phát sinh từ vùng Địa Trung Hải. Vì vậy cải bắp sẽ phát triển và sinh trưởng tốt trong nhiệt độ từ 1 – 10 độ C. Cây sẽ ra hoa và kết quả ngay ở đầu năm.

✔️ Lá của cải bắp có chỉ số diện tích khá lớn, có bộ rễ chùm lớn phát triển mạnh nên khả năng chịu hạn và chịu nước của cải bắp tốt hơn giống khác như su hào hay súp lơ. Cấu tạo hình dáng của cải bắp là hình cầu được cuộn tròn với những chiếc lá đan xen nhau từ trong ra ngoài. Lá ngoài có màu xanh đậm và nhạt dần khi vào trong.

✔️ Bắp cải có khá nhiều loại khác nhau, phổ biến có thể kể đến một số loại như: Bắp cải xanh, bắp cải tím ( có màu lá tím, cuộn rất chặt, cuống lá màu trắng). Bắp cải xa voa hay bắp cải bruxen là một loại cải có kích thước rất nhỏ đường kính không quá 5cm. Ngoài ra còn có giống bắp cải cảnh (hoa hồng sa mạc) với những bìa lá tỏa ra những cánh hoa hồng tuyệt đẹp.

 

Ăn rau cải bắp có tốt không

Ở Việt Nam vụ đông xuân là vụ tốt nhất để trồng cải bắp.

 

Thành phần dinh dưỡng có trong bắp cải


 

Những lợi ích sức khỏe hiếm có của bắp cải có được nhờ chứa các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu: trong 100g bắp cải cung cấp:

25 kcal

protein 2%

chất xơ 6% 

Folates 13% 

Axit pantothenic 4% 

Pyridoxine (B6) 10% 

Riboflavin (B2) 3% 

Thiamin (B1) 5%

Vitamin A 3% 

Vitamin C 61% 

Vitamin K 63%

Kali 3,5%

Canxi 4%

sắt 6%

  magie 3%

mangan 7%

phốt pho 2,5% …

và nhiều hợp chất khác như thiocyanates, indole-3-carbinol, lutein, zeaxanthin, sulforaphane và isothiocyanates. 

✔️ Lưu ý: Chỉ số % trên chỉ lượng cung cấp cho nhu cầu của cơ thể trong một ngày có trong 100g.   

Ví dụ: vitamin K 63% tức là trong 100g bắp cải tươi cung cấp 63% nhu cầu vitamin K cần thiết cho một ngày.

 

Ăn rau cải bắp có tốt không

Bắp cải tí hon cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất

 

Công dụng của bắp cải bạn nên biết


 

Nhiều nghiên cứu đã gợi ý rằng việc tăng cường tiêu thụ thực phẩm như bắp cải làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, bệnh tim và tỷ lệ tử vong nói chung. Nó cũng có thể giúp thúc đẩy một làn da khỏe mạnh, tăng năng lượng và giảm trọng lượng tổng thể. Cụ thể:

 

✔️ Bắp cải giúp ngăn ngừa ung thư

Tác dụng ngăn ngừa ung thư của bắp cải đã được một số nghiên cứu phát hiện, bởi trong bắp cải có thành phần glucosinolates – một chất hoá học có khả năng khử các gốc tự do gây tổn thương tế bào, nhờ đó giúp ngăn ngừa các nguyên nhân gây bệnh ung thư.

 

✔️ Bắp cải giúp giảm các dấu hiệu lão hóa

Hàm lượng các vitamin và khoáng chất, đặc biệt vitamin C có trong bắp cải giúp kích thích cơ chế tổng hợp collagen trong cơ thể, một khi cơ thể có lượng collagen cần thiết sẽ giúp làn da được nuôi dưỡng, duy trì độ đàn hồi và ngăn ngừa hình thành nếp nhăn, đồng thời làn da cũng sẽ được bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại và phòng ngừa lão hoá tốt.

 

✔️ Bắp cải giúp chữa lành vết thương

Có thể bạn chưa biết, bắp cải có thể được sử dụng để làm thuốc đắp trong việc điều trị các trường hợp như mụn trứng cá, bệnh vảy nến, vết loét, vết côn trùng cắn,…hiệu quả cải thiện vết thương của bắp cải mang lại rất cao, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục, làm lành da và hạn chế nguy cơ tổn thương lan rộng.

 

Ăn rau cải bắp có tốt không

Bắp cải có chứa glucosinolates- một hợp chất hữu cơ có khả năng khử các gốc tự do

 

✔️ Bắp cải giúp tốt cho hệ tiêu hóa

Trong bắp cải giàu chất xơ giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hoá, bên cạnh đó ăn bắp cải còn giúp niêm mạc dạ dày và ruột khỏe mạnh hơn, hạn chế tình trạng viêm nhiễm và còn giúp ngăn ngừa, chữa trị chứng táo bón.

 

✔️ Bắp cải giúp bảo vệ mắt

Hàm lượng vitamin A trong bắp cải mang đến tác dụng tăng cường sức khỏe cho đôi mắt. Ngoài ra, một số chất chống oxy hoá còn có khả năng ngăn ngừa nguy cơ bị thoái hoá điểm vàng, ức chế sự khởi phát của đục thủy tinh thể.



Ăn rau cải bắp có tốt không

Ăn bắp cải hỗ trợ tốt cho quá trình trao đổi chất, nuôi dưỡng cơ thể và nâng cao sức khoẻ.

✔️ Bắp cải giúp giảm cân hiệu quả

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy: Cứ 100g bắp cải thì có chứa khoảng 24,6 Kcal. Một  suất ăn đựng đến 500g bắp cải cũng chỉ làm cơ thể tiêu thụ chừng 125kcal.

Có thể thấy trong bắp cải chứa một lượng calo khá thấp và có thể đóng vai trò thiết yếu trong các thực đơn giảm cân hiệu quả cho các chị em phụ nữ những ai đang muốn cải thiện cân nặng của mình. Chị em nào muốn có một dáng cân đối thì đây là một bí quyết giảm cân từ bắp cải nên cân nhắc trong thực đơn sắp tới của mình nhé.

 

Một số rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng bắp cải ?


 

Bắp cải là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và cung cấp nguồn dưỡng chất dồi dào cho cơ thể, ngoài khả năng tăng cường sức khoẻ, ăn bắp cải còn giúp phòng ngừa một số căn bệnh nguy hiểm.

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, thế nhưng việc sử dụng quá nhiều bắp cải sẽ mang lại một số tác hại như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, nguy cơ bệnh bướu cổ,…

Điển hình 4 nhóm người  tuyệt đối không nên sử dụng bắp cải:

✔️ Người bị bướu cổ

Tuy trong thành phần của rau bắp cải chứa nhiều dinh dưỡng nhưng chúng cũng có chứa  cả chất goitrin - một chất có tác dụng chống oxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ. Bởi vậy, theo lời khuyên của các chuyên gia y tế là người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải vì nếu không sẽ làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra.

Những người mắc bệnh bướu cổ, hoặc tuyến giáp chỉ nên ăn bắp cải số lượng nhỏ, khoảng 2 bữa mỗi tuần là an toàn. Và nên nấu bắp cải chín thật kỹ để thành phần goitrin tiêu hủy hết.

 

✔️ Người hệ tiêu hóa kém

Trong thành phần dinh dưỡng của rau bắp cải chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho người bị táo bón... Nhưng với những ai đang bị lạnh bụng, hoặc tiêu chảy thì không nên ăn nhiều loại rau này có thể khiến tình trạng thêm trầm trọng, khó điều trị hơn.

Bởi, rau bắp cải dễ sinh khí, có thể gây đầy bụng nếu ăn sống vì vậy những người bị đau dạ dày, hay bị chướng bụng, đầy hơi nên hạn chế ăn bắp cải sống, mà chỉ nên ăn rau bắp cải chín kỹ sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

 

Ăn rau cải bắp có tốt không

Những người mắc bệnh bướu cổ, hoặc tuyến giáp chỉ nên ăn bắp cải số lượng nhỏ và được nấu chín

 

✔️ Người bị bệnh thận

Trong thành phần của rau bắp cải có chứa khá nhiều axit oxalic. Lượng axit oxalic này có thể kết hợp với các chất dinh dưỡng cần thiết bên trong cơ thể như canxi, magie, sắt, kali... tạo thành các muối oxalat.

Khi oxalat calci có thể lắng đọng ở thận, tạo thành sỏi ở thận cho bạn. Chính vì vậy, với những bệnh nhân đang mắc suy thận thì không nên dùng bắp cải.

Ngoài ra, những người có tiền sử sỏi thận nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng ăn bắp cải phù hợp. Đồng thời, mọi người khi ăn rau bắp cải nên nấu chín kỹ để hàm lược oxalat tiêu hủy hết bảo vệ sức khỏe.

 

✔️ Người tạng hàn lạnh

Theo Đông y, bắp cải có tính hàn, do vậy những ai yếu người, lạnh tay chân hay gặp các vấn đề liên quan đến phong hàn không nên ăn bắp cải vì sẽ làm bệnh nặng hơn.

 

Ăn rau cải bắp có tốt không

Nếu bạn vẫn muốn ăn bắp cải thì có thể cho thêm một nhánh gừng đập dập và luộc cùng bắp cải sẽ khiến trung hòa bớt tính hàn có trong bắp cải.

 

Áp dụng chế độ ăn với rau bắp cải


 

✔️ Bắp cải có thể được ăn sống, hấp, luộc, xào hoặc nhồi. Đặc biệt, bắp cải tím đem đến sắc màu tươi mới cho các món gỏi, salad.

✔️ Khi nấu bắp cải quá chín trên bếp sẽ tạo ra hương vị bắp cải có mùi lưu huỳnh. Rau bắp cải nấu càng lâu thì mùi càng nồng. Có thể sử dụng bắp cải để thêm vào các món salad hoặc xà lách trộn.

✔️ Lưu ý: Khi lựa chọn bắp cải đảm bảo các lá căng và chắc vì lá lỏng lẻo cho thấy bắp cải già hơn.  Được vậy bạn có thể bảo quản bắp cải trong tủ lạnh đến 2 tuần.

✔️ Mẹo nhanh để ăn nhiều bắp cải: Bạn có thể đơn giản hóa món bắp cải băm nhỏ rang với dầu ô liu, hạt tiêu đen và tỏi băm nhỏ.

✔️ Có thể bổ sung bắp cải đã được thái nhỏ vào món salad xanh tươi hay vào bất kỳ món súp hoặc món hầm nào gần cuối quá trình nấu.

 ✔️ Bắp cải lên men hay còn gọi dưa bắp cải. Khi bắp cải lên men, sẽ tạo ra men vi sinh tự nhiên nuôi dưỡng vi khuẩn trong ruột của bạn. Những vi khuẩn này giúp cơ thể bạn chống lại vi trùng, hấp thụ chất dinh dưỡng, tiêu hóa thức ăn và kiểm soát sự lo lắng.

✔️ Để nâng cao lợi ích của bắp cải đối với sức khỏe nên ăn những phần rau bắp cải nhỏ và nấu chín bắp cải.

Rau bắp cải có tính gì?

Cải bắp và các loại rau họ cải khác đặc tính chống viêm. Những loại rau củ này đều rất giàu sulforaphane và glutamine, những chất chống viêm mạnh mẽ. Thường xuyên ăn bắp cải sẽ giúp giúp bảo vệ bạn khỏi các vấn đề sức khỏe liên quan đến viêm như ung thư, bệnh tim, đái tháo đường và bệnh Alzheimer.

Ăn bắp cải sống có bị gì không?

Ngoài ra, rau bắp cải dễ sinh khí, có thể gây đầy bụng nếu ăn sống vì vậy những người bị đau dạ dày, hay bị chướng bụng, đầy hơi nên hạn chế ăn bắp cải sống, tốt nhất nên làm chín trước khi ăn. Theo nghiên cứu, bắp cải là loại rau chứa khá nhiều axit oxalic.

Những ai không nên ăn rau bắp cải?

Tuy nhiên 4 nhóm người dưới đây được khuyến cáo hạn chế ăn rau bắp cải:.
Người bị bướu cổ ... .
Người hệ tiêu hóa kém. ... .
Người bị bệnh thận. ... .
Người tạng hàn. ... .
Mời bạn đọc xem video đang được nhiều người quan tâm!.

Nên ăn bắp cải khi nào?

Chống béo phì: Trước bữa ăn nên cho người thừa cân béo phì ăn một ít bắp cải luộc hay nộm bắp cải sẽ có hiệu quả giảm đói (vì bắp cải chỉ có 29kcalo/100g ăn được). Bắp cải ngăn quá trình chuyển gluxit thành chất béo.