Ai ở đâu ở yên đó tp hcm

(PLO)- Từ nay đến ngày 15-9, TP.HCM cơ bản thực hiện các chủ trương, biện pháp phòng chống dịch COVID-19 như đã tiến hành từ ngày 23-8 đến nay, giãn cách "ai ở đâu ở đó".

Chiều 6-9, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM đã tổ chức hội nghị trực tuyến mở rộng về đánh giá kết quả 2 tuần thực hiện các biện pháp tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi, cho biết từ nay đến ngày 15-9, TP cơ bản thực hiện các chủ trương, biện pháp phòng chống dịch như đã tiến hành từ ngày 23-8 đến nay. Trước đó, trong hai tuần từ ngày 23-8 đến hết 6-9, TP.HCM tăng cường giãn cách xã hội, nâng cao các biện pháp phòng chống dịch theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Người dân được yêu cầu "ai ở đâu ở yên đó", nhà cách ly nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố ấp cách ly khu phố ấp.

Tạo lập lối sống chậm trong điều kiện bình thường mới

Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đánh giá đến giờ này, TP đã đạt một số kết quả trong công tác phòng chống dịch.

Về cơ bản, TP đã hoàn thành kế hoạch giai đoạn 2 (tập trung tách nguồn lây nhiễm mạnh) và bước sang giai đoạn 3 (duy trì và kiểm soát lây nhiễm trong cộng đồng). Công tác điều trị, đặc biệt là phân loại, điều trị F0 đã đạt kết quả bước đầu, góp phần làm thay đổi phương thức điều trị bệnh nhân COVID-19.


Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Web Thành ủy TP.HCM

Tại hội nghị, Bí thư Thành ủy nêu ra 5 thực tế mà các cơ quan tư vấn đã đặt ra trong công tác phòng chống dịch COVID-19 tại TP.HCM, đó là: Không thể “sống chung” với các đợt dịch bùng phát, lây nhiễm sâu rộng; không thể đạt được zero (số 0) với COVID-19; Trong năm 2021, vaccine vẫn tiếp tục khan hiếm; Không thể phong tỏa nghiêm ngặt và trên diện rộng lâu dài; dịch bệnh ở khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn còn nghiêm trọng.

Thống nhất với các ý kiến phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Nên đề nghị toàn hệ thống chính trị từ TP đến cơ sở, nhất là các “pháo đài” phường, xã, thị trấn cần tiếp tục quán triệt nghiêm túc quan điểm, phương châm chỉ đạo: chống dịch như chống giặc; phường, xã là pháo đài; người dân là chiến sĩ, vừa là trung tâm phục vụ, vừa là chủ thể thực hiện.

Từ đó, tăng cường tuyên truyền, vận động để người dân thấy việc giãn cách xã hội nghiêm ngặt là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người; là để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, gia đình mình và cộng đồng; chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân.

Ông Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, phải chuẩn bị tâm thế cho người dân, chuẩn bị thói quen, tạo lập lối sống chậm trong điều kiện bình thường mới, sống trong môi trường có dịch COVID-19.

Người đứng đầu Thành ủy yêu cầu phải bảo đảm an sinh xã hội, bởi đây là việc vô cùng quan trọng, không để người dân khó khăn bị bỏ sót; rà soát không để bất cứ người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc. “Đừng để gạo một nơi, người một ngã. Đừng để tiền có mà không đưa đến cho người dân, không thể để như thế được” - ông Nên lưu ý.

Tuyệt đối không mở lại các hoạt động khi chưa có kế hoạch an toàn

Liên quan đến việc thực hiện mục tiêu kiểm soát dịch, ông Nguyễn Văn Nên cho biết Ban Thường vụ Thành ủy đồng ý với đề xuất của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM chọn quận 7 và huyện Củ Chi đã cơ bản đạt được tiêu chí kiểm soát dịch làm mũi đột phá, dẫn đầu, thí điểm thực hiện các giải pháp chiến lược chuẩn bị cho giai đoạn sau 15-9.

Các quận, huyện: Cần Giờ, Nhà Bè, Phú Nhuận, quận 5 và 11 cần tiếp tục phấn đấu đạt được tiêu chí kiểm soát dịch sớm nhất có thể. Các quận, huyện và TP Thủ Đức hãy vẽ lại bản đồ COVID-19, bản đồ an sinh, bản đồ vaccine để chuẩn bị tâm thế sống trong điều kiện “bình thường mới”.

Theo ông Nên, Ban Thường vụ Thành ủy thống nhất kiến nghị của Ban cán sự Đảng UBND TP.HCM về các chiến lược tiếp tục phòng chống dịch, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện bình thường mới. Đồng thời lưu ý, tuyệt đối không được mở lại các hoạt động khi chưa có kế hoạch an toàn.

“Mà an toàn là y tế đi trước, đảm bảo sản xuất phải an toàn; khi mở chợ, siêu thị… cũng phải đảm bảo độ an toàn. Chứ không thể mở ra rồi đi theo xử lý là không được. Khi thực hiện bất cứ việc gì thì cũng phải tính đến độ an toàn” - ông Nên nói.

Bí thư Thành ủy yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND TP.HCM tiếp thu các ý kiến đóng góp, để hoàn thiện từng chiến lược cụ thể mang tính khoa học và thực tiễn hơn. “Bình thường mới trong điều kiện này không đơn giản như vậy và cần phải làm kỹ hơn. Tuyệt đối không chủ quan, không nôn nóng. Nguyên tắc là từng bước, chắc chắn, phải chuẩn bị chiến lược” - ông Nên nói và cho rằng đó là chiến lược về y tế, chiến lược an sinh, chiến lược xã hội, chiến lược kinh tế, chiến lược về công nghệ, truyền thông…

Chủ tịch TP.HCM: Nghiên cứu ‘thẻ xanh’ vaccine để người dân ra đường

(PLO)- Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi giao Sở Y tế TP.HCM nghiên cứu “thẻ xanh” vaccine để có quy định về những ai được tham gia các hoạt động sau này.

TÁ LÂM

Từ 0h ngày 23/8, TP.HCM sẽ tăng cường biện pháp chống dịch COVID-19 với yêu cầu "ai ở đâu ở yên đó", với phương châm "mỗi tổ dân phố, khu phố, phường, xã thị trấn, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài phòng chống dịch".

Thông tin trên được Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 thành phố công bố trưa ngày 20/8.

Theo đó, thời gian qua, TP.HCM đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống COVID-19 nhưng dịch vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả theo chỉ đạo Chính phủ, Thành ủy và UBND thành phố tiếp tục nâng cao, siết chặt các biện pháp phòng dịch với phương châm "mỗi tổ dân phố, khu phố, phường, xã thị trấn, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài phòng chống dịch".

Người dân TP.HCM đảm bảo việc thực hiện quy định về giãn cách xã hội, "ai ở đâu ở yên đó", nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly với tổ dân phố, khu phố ấp cách ly khu phố ấp, phường xã thị trấn cách ly với phường xã, thị trấn.

TP.HCM tiếp tục nâng cấp độ chống dịch, siết chặt giãn cách từ 0h ngày 23/8. Ảnh: Nguyễn Vũ Phước

Đồng thời tập trung chăm lo cho bệnh nhân F0, điều trị người có triệu chứng chuyển nặng để hạn chế tử vong; tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm người dân ở những khu vực nguy cơ rất cao; tăng cường đẩy mạnh việc tiêm vaccine cho người dân.

Bên cạnh đó, TP.HCM đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, tiếp tục chăm lo đầy đủ, hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời đến người dân có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế trên địa bàn.

TP.HCM đề nghị và mong muốn người dân bình tĩnh, yên tâm thực hiện 5K + thuốc uống, không tập trung mua gom hàng hóa, thực phẩm. Thành phố đã chuẩn bị các phương án cung ứng hàng hóa trong thời gian thực hiện các biện pháp tăng cường phòng chống dịch nêu trên.

Ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM cho biết, các giải pháp nêu trên sẽ bắt đầu thực hiện từ ngày 23/8. Vì vậy, các sở, ngành sẽ cần chuẩn bị kỹ, hoàn thiện các phương án trong thời gian sớm nhất có thể. Đồng thời, ông cũng khẳng định việc thông tin phong tỏa, đóng cửa (lockdown) toàn thành phố lan truyền trên mạng là không chính xác.

TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16 từ 0h ngày 9/7. Từ 24/7, thành phố này siết chặt hơn nhiều quy định trong giai đoạn giãn cách, thu hẹp nhóm đối tượng được phép hoạt động.

Từ ngày 26/7, trong khoảng thời gian từ 18h đến 6h mỗi ngày, người dân TP.HCM được yêu cầu hạn chế ra đường. Ngày 1/8, TP.HCM có công văn quyết định kéo dài Chỉ thị 16 cùng các biện pháp siết chặt thêm 2 tuần từ 0h ngày 2/8. Đến ngày 15/8, TP.HCM tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện Chỉ thị 16 đến 15/9.

  • 20, Tháng 08, 2022 | 07:00

  • 24, Tháng 08, 2022 | 07:41

  • 19, Tháng 08, 2022 | 08:50

  • 21, Tháng 08, 2022 | 07:38

  • 23, Tháng 08, 2022 | 07:12

23, Tháng 08, 2022 | 07:12

23, Tháng 08, 2022 | 07:12

23, Tháng 08, 2022 | 07:12

23, Tháng 08, 2022 | 07:12

23, Tháng 08, 2022 | 07:12

23, Tháng 08, 2022 | 07:12

23, Tháng 08, 2022 | 07:12

Video liên quan

Chủ đề