Ai cập thuộc châu lục nào trên thế giới năm 2024

Quốc gia nào cổ xưa nhất thế giới, lãnh thổ nằm trên 2 châu lục

Hà Sơn Thứ sáu, ngày 04/03/2022 20:34 PM (GMT+7)

Theo sách “Lịch sử văn minh thế giới”, Ai Cập là quốc gia cổ xưa nhất trên thế giới. Nhà nước ở Ai Cập đã xuất hiện từ khoảng 5.000 năm TCN.

Theo sách “Lịch sử văn minh thế giới”, Ai Cập là quốc gia cổ xưa nhất trên thế giới. Nhà nước ở Ai Cập đã xuất hiện từ khoảng 5.000 năm TCN. Sau Ai Cập, nhà nước mới từng bước hình thành ở Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.

Theo World Atlas, Ai Cập là một trong những quốc gia có vị trí khá đặc biệt trên thế giới. Lãnh thổ của nước này trải dài trên 2 châu lục khác nhau (châu Phi và châu Á). Phần lớn lãnh thổ Ai Cập thuộc khu vực Bắc Phi nhưng phần lãnh thổ phía Đông Bắc của nước này lại thuộc khu vực Trung Đông (Tây Á).

Theo World Atlas, Nile chính là dòng sông tạo nên nguồn sống của cư dân Ai Cập. Đây cũng là dòng sông đã làm nên cái nôi của nền văn minh nước này. Hiện nay, phần lớn dân số Ai Cập sống dọc theo bờ sông Nile.

Thổ Nhĩ Kỳ có lãnh thổ trải dài từ châu Âu sang châu Á. Dù là quốc gia châu Âu, nước này có tới 97% diện tích lãnh thổ thuộc khu vực Trung Đông của châu Á.

Theo World Atlas, Liên bang Nga có diện tích tự nhiên lớn nhất thế giới (hơn 17,1 triệu km2). Lãnh thổ nước này chiếm tới ¾ diện tích của châu Âu và 1/4 diện tích châu Á. Nước Nga có tới 11 múi giờ khác nhau, là một trong những quốc gia có nhiều múi giờ nhất thế giới.

Kazakhstan và Azerbaijan là 2 quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Giống như Liên bang Nga, cả 2 quốc gia này đều có lãnh thổ trải dài từ châu Âu sang châu Á.

Theo World Atlas, Hy Lạp, Đan Mạch, Italia, Pháp, Bồ Đào Nha có phần lãnh thổ chính và phần lãnh thổ hải ngoại (chủ yếu là các hòn đảo xa xôi, ở châu lục khác).

Theo sách giáo khoa Địa lý, châu Đại Dương nhỏ nhất trong số các châu lục trên thế giới (hơn 8,5 triệu km2). Australia chiếm tới 86% diện tích của châu lục này (gần 7,7 triệu km2).

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

Đa số những quốc gia trên thế giới có vùng lãnh thổ nằm gọn trong 1 châu lục, như Việt Nam thuộc Châu Á, Anh thuộc châu Âu, hay Australia thuộc Châu Úc… nhưng có những quốc gia do phần diện tích lãnh thổ quá lớn, dàn trải hay nằm ngay trên ranh giới tiếp giáp của những châu lục khác nhau, thông thường là 2 châu lục. nên những quốc gia này thường được nhắc đến với tên gọi là những “quốc gia xuyên lục địa”. Vì sở hữu vị trí địa lý đặc biệt nên những quốc gia này cũng có sự pha trộn đa dạng trong cả thiên nhiên, văn hóa và lối sống con người. Hãy cùng First Global Visa vòng quanh trái đất và khám phá về những quốc gia nằm ở 2 châu lục đặc biệt này các bạn nhé.

\>> Xem thêm : Biên giới Âu-Á được hình thành như thế nào?

Các trường hợp cơ bản

Thông thường những quốc gia nằm ở 2 châu lục sẽ bao gồm 2 dạng cơ bản. Đa phần là những quốc gia có vùng lãnh thổ chính nằm dàn trải trên cả 2 châu lục, và có thể bị chia cắt bởi một yếu tố tự nhiên nào đó ví dụ như: sông, núi, hồ… Ngoài ra, những quốc gia nằm ở 2 châu lục cũng có thể có vùng lãnh thổ chính nằm hoàn toàn trên 1 châu lục còn phần còn lại chủ yếu là một hoặc nhiều vùng lãnh thổ hải ngoại nằm trên một châu lục khác.

Những quốc gia nằm ở 2 châu lục

1. Cộng hòa Ai Cập

Là quốc gia cổ xưa nhất trên thế giới và được xem là cái nôi của nền văn minh nhân loại. Với diện tích khoảng 1 triệu km2, Ai Cập là quốc gia nằm ở 2 châu lục, nối liền góc Tây Nam của Châu Á với góc Đông Bắc của Châu Phi bởi câu cầu đất được hình thành bởi bán đảo Sinai. Trong đó, phần diện tích lãnh thổ chủ yếu của quốc gia này nằm ở khu vực Bắc Phi, là những vùng sa mạc thuộc Sahara với mật độ dân cư thưa thớt.

Ai Cập nối liền góc Tây Nam của Châu Á với góc Đông Bắc của Châu Phi bởi câu cầu đất được hình thành bởi bán đảo Sinai.

Phần lớn dân cư ở Ai cập sống tập trung ở hai bờ sông Nile, với diện tích khoảng 40.000 km2 . Đây cũng là khu vực duy nhất ở Ai Cập nhận đất canh tác từ lượng phù sa màu mỡ do dòng sông Nile mang lại hàng năm.

2. Thổ Nhĩ Kỳ

Với phần diện tích lãnh thổ 783.562 km2, Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một trong những quốc gia nằm ở 2 châu lục. Nằm ở đường giao cắt giữa châu Á và châu Âu khiến cho quốc gia này có một vị trí chiến lựợc đặc biệt quan trọng. Phần lớn lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở Tây Á, phần diện tích nhỏ còn lại nằm ở Đông Nam Châu Âu. Và đặc biệt trong số đó, Thổ Nhĩ Kì còn sở hữu những “thành phố xuyên lục địa” nổi bật như Istanbul tại Bosporus - một trong những eo biển của Thổ Nhĩ Kỳ, hay thành phố Canakkale.

3. Liên bang Nga

Liên bang Nga là quốc gia có vùng lãnh thổ lớn nhất trên thế giới khi chiếm tới hơn 12% diện tích đất liền trên trái đất tương ứng khoảng 17 triệu km2 , với dân số lên đến 144 triệu người, đứng thứ 9 trên thế giới. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Nga là một trong những quốc gia nằm ở 2 châu lục, Châu Âu và châu Á. Vùng lãnh thổ này chiếm phần lớn diện tích châu Âu và toàn bộ phía Bắc của châu Á, kéo dài từ biển Baltic đến phía tây Thái Bình Dương.Nhưng có một sự phân bố không đồng đều giữa hai phần lãnh thổ của nước Nga, khi phần lãnh thổ thuộc Châu Âu có đến hơn 75% người dân sinh sống và định cư .Vì lãnh thổ trải dài trên một khu vực rộng lớn nên người dân ở đây sử dụng đến 9 múi giờ khác nhau trên khắp đất nước. Trong đó, Thành phố Orenburg là một thành phố xuyên lục địa nổi bật của quốc gia này.

Lãnh thổ nước Nga trải dài trên một khu vực rộng lớn nên người dân ở đây sử dụng đến 9 múi giờ khác nhau trên khắp đất nước.

4. Kazakhstan

Kazakhstan là một quốc gia với đa phần nằm ở Trung Á và một phần nhỏ lãnh thổ nằm ở Đông Âu, phía tây của dãy núi Ural. Với diện tích khoảng 2.7 triệu km2 , Kazakhstan trở thành quốc gia không giáp biển lớn nhất trên thế giới và cũng là quốc gia lớn thứ 9 trên thế giới. Sở hữu hai tỉnh xuyên lục địa là: Atyrau và Tây Kazakhstan. Azerbaijan. Chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ của Kazakhstan là các vùng thảo nguyên và đồng cỏ, do đó, lịch sử hình thành của quốc gia này gắn liền với các bộ tộc du mục.

\>> Xem thêm: 10 điểm đến hấp dẫn nhất Châu Âu

5. Panama

Với diện tích lãnh thổ là 75.517 km2 và mức dân số 3.6 triệu người, Panama là quốc gia nằm ở 2 châu lục là Bắc và Nam Mỹ. Đặc biệt hơn, quốc gia này từng là nơi sinh sống của một số bộ tộc bản địa của Châu Mỹ trước khi xuất hiện sự định cư của người Tây Ban Nha vào thế kỉ XVI. Trước năm 1903, Panama từng nằm trong Columbia. Nhưng sau khi tuyên bố độc lập được thông qua, quốc gia này đã được Mỹ giúp đỡ, xây dựng nên một trong những công trình vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, kênh đào Panama – con kênh nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, giúp rút ngắn hơn một nữa thời gian di chuyển của tàu thuyền giữa 2 đại dương.

Quốc đảo Síp thuộc khối liên minh châu Âu nhưng bạn sẽ ngạc nhiên nếu như biết rằng, xét về mặt địa lý thì quốc gia này lại nằm ở Châu Á

Bên cạnh những quốc gia trên thuộc nhóm đầu tiên, thì đối với nhóm thứ 2 đa phần là những hòn đảo hoặc quần đảo phân bổ, nằm rải rác ở các đại dương – thường là kết quả của quá trình thuộc địa hóa trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản. Có thể kể đến như Lãnh thổ của Hy Lạp bao gồm một vài hòn đảo ngoài khơi thuộc châu Á. Greenland là lãnh thổ thuộc đất nước Đan Mạch mặc dù nó nằm trên tấm kiến ​​tạo Bắc Mỹ. Pháp có khá nhiều phần lãnh thổ nằm rải rác ở các châu lục khác nhau như: Guadeloupe ở Bắc Mỹ, Guiana ở Nam Mỹ, hay Mayote ở châu Phi. Các trường hợp khác như Ý, Bồ Đào Nha, Columbia, Hoa Kỳ và Venezuela cũng là những quốc gia nằm ở 2 châu lục.

\>> Xem thêm: Top 5 các tour du lịch khám phá văn hoá hàng đầu ở Bồ Đào Nha

Còn một trường hợp khá đặc biệt trên thế giới khác đó là Quốc đảo Síp. Nếu như bạn đã biết thì quốc gia này thuộc khối liên minh châu Âu EU, nhưng bạn sẽ ngạc nhiênnkhi biết rằng, xét về mặt địa lý thì Cộng hòa Síp lại nằm ở Châu Á. Trên đây là tổng hợp những quốc gia mà khi ghé thăm sẽ là cơ hội giúp bạn "check in" được ở cả 2 châu lục. Nếu muốn tìm hiểu thêm những thông tin thú vị về Châu Âu hay chương trình định cư Châu Âu- liên hệ ngay đến First Global Visa để được các chuyên gia đầu ngành với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ kịp thời bạn nhé.

Chủ đề