Aggressive behavior là gì

Đời có mấy khi vui cớ sao lại Gây hấn thụ động

hanhssi
1 năm trước
X

Bảo mật & Cookie

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Đã hiểu!
Quảng cáo

Gây hấn thụ động là gì?

Hành vi gây hấn thụ động (Passive-aggressive behavior) là một dạng hành vi lặp đi lặp lại của việc biểu lộ cảm xúc tiêu cực một cách gián tiếp thay vì công khai giải quyết chúng. Đây là đặc trưng của một kiểu thù địch thụ động và tránh giao tiếp trực tiếp (Passive-aggressive behavior is characterized by a pattern of passive hostility and an avoidance of direct communication Wikipedia)

Ví dụ:

Tèo và Tôm là bạn cùng phòng. Tèo nghĩ Tôm không chịu làm phần việc của mình, nhất là việc rửa chén

  • Phương pháp gây hấn thẳng thừng, cục súc:

Tôm, đ*t mẹ mày, làm sao thế hả, hoặc là vác cái thân hình cục mịch của mày đi rửa cái đống chén đĩa chó chết kia hoặc là tao thề với Đảng tao sẽ dìm cho mày chết trong bồn rửa đấy. Không làm mà đòi có ăn hả mày.

  • Phương pháp bình thường, đúng mực:

Ê Tôm, tao nghĩ tụi mình nên phân chia việc nhà một cách có hệ thống đi. Chúng ta vừa tiết kiệm được thời gian và chỉ làm những việc nhà mà mình thích vừa tránh phải làm những việc mà tụi mình không thích

  • Phương pháp gây hấn thụ động:

Tèo bắt đầu chỉ rửa duy nhất những chén đĩa mà cậu ta trực tiếp ăn; thêm vào đó, cậu ta từ từ kéo vài cái đĩa bẩn gần đống đồ của Tôm hơn. Tèo cũng có thể làm những chuyện như kiểu, đưa những người quen của Tôm mà Tôm thích hoặc muốn làm thân đến và trong khi hầu hết là kể tốt về Tôm thì cũng chọc ngoáy chuyện Tôm chây lười trong nhà bếp rồi nói kiểu Thôi thì, Tôm là người tốt mà. Không ai hoàn hảo cả ngay trước mặt Tôm. (lol lol level max đáng sợ

)

Các hành vi gây hấn thụ động thường thấy

Giận cá chém thớt

Loại này thì rõ ràng nhất, cái này thì chắc là ở mức độ gây hấn thụ động level thấp vì hành động biểu lộ ra ngoài nên người khác vẫn dễ dàng nắm bắt thái độ của mình. Ví dụ như trường hợp của Tôm và Tèo thay vì nói thẳng ra hoặc là rửa hộ thì Tèo lựa chọn đập cmn cái chén của Tôm như thể không rửa thì đem đập quách đi

Phá hoại ngấm ngầm

Một động thái cực đoan hơn, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng tùy vào mức độ nặng nhẹ. Thay vì việc loại trừ họ về mặt xã hội, bạn cố tình quên nhắn cho họ về một sự kiện hoặc các lời mời tham dự mít-tinh, hay là bạn cố tình quên nói với họ khi lịch trình đã được thay đổi. Bạn cố tình làm việc không hiệu quả, cố tình để vấn đề trở nên trầm trọng hơn hoặc nói với họ rằng bạn sẽ giúp đỡ họ làm việc rồi không thực hiện lời hứa.

Nói bâng quơ

Gọi là nói bâng quơ nhưng thực chất lại đang nhắm đến một đối tượng cụ thể. Tình trạng này diễn ra phổ biến nhất ở những cặp yêu nhau. Ví dụ anh chàng quên sinh nhật của cô nàng và nàng chỉ nói là không sao đâu rồi làm lơ vấn đề, rồi trong một buổi hẹn khác cô nàng không đến và khi bạn gọi thì nàng trả lời À, em tới ngay đây, tại em QUÊN đấy mà. Khi bạn hỏi liệu nàng còn giận chuyện bạn quên sinh nhật cô lần trước phải không thì nàng chỉ trả lời một cách hờ hững Không, sao em phải giận. Rõ ràng là cô nàng rất bực nhưng vẫn tỏ ra chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Hay một lần khác bạn rep tin nhắn của nàng chậm hơn bình thường và nàng chỉ nhẹ nhàng nhắn lại Em có giận đâu. Không sao kệ em đi, người ta thả tim kìa không ib đi mất thời gian với em làm gì

Khen ngợi giả tạo

Khi sự ghen tị của bạn dành cho một ai đó được biểu hiện bằng cách gây hấn thụ động với họ. Bạn dành những lời khen đểu đến cho họ như thể bạn cũng rất hạnh phúc cho niềm vui của họ.Học trường A ra như ông mà làm được như vậy là giỏi rồi. Cỡ như ông mà cũng làm được cái này cơ à. Dân tỉnh lẻ mà ăn nói khôn khéo như ông là hiếm đấy

Gây hấn thụ động No fun no healthy

Có hành vi gây hấn thụ động không có nghĩa bạn là một người xấu hoàn toàn. Nhưng với bản thân mình thì đây là một hành vi không tốt mà mình nghĩ khi bạn lạm dụng nó quá nhiều thì sẽ dễ dàng trở thành một thói quen vô cùng xấu. Chính vì mình là một đứa cực kỳ ghét cái thái độ này nên mình phải viết hẳn một bài để nói là mình ghét nó như thế nào. Mình ghét việc phải luôn bị đặt trong trạng thái phòng bị với những hành vi từ những cá nhân ấy. Bản thân mình phải luôn tìm ra nguyên nhân cho những thái độ ấy của họ lên mình, mình không tự nhận mình là một con người đơn giản, nhưng mình cũng không muốn suy nghĩ quá phức tạp, với những thái độ và lời nói bóng gió ấy thì mình không hiểu hoặc là mình không muốn hiểu

Hành vi này của mọi người đặt mình vào trạng thái ngờ vực về chính bản thân mình, mình lo sợ rằng phải chăng mình đã làm điều gì sai, điều gì chưa phải phép hay không , những hành động của mình gây khó chịu với họ như thế nào? Và điều mình cần ở đây là một lời giải thích rõ ràng, một quan điểm ý kiến thẳng thắn từ họ thay vì việc họ áp dụng thái độ không mấy thân thiện đó lên mình. Mà thực chất thì mình cũng chẳng thấy là việc mình làm sai ở đâu để đáng nhận cái thái độ đó từ họ nữa.

Cái này thuộc tính cách của mỗi người thôi nhưng mình vẫn thấy kiểu này khá là toxic. Gây hấn thụ động không chỉ làm mọi việc tệ hơn mà xa hơn có thể khiến cả đôi bên khó xử và đánh mất mối quan hệ của cả hai. Kết quả là đáng lý sự việc sẽ được giải quyết trong một khoảng N thời gian thì phải đến N++ mới giải quyết được và nhiều lúc thậm chí không giải quyết được luôn, vì người gây hấn thể hiện hành động quá tệ cho người khác hiểu (điển hình là con gái thích im im cho con trai tự hiểu, trong khi nhiều lúc mấy cô muốn gì mấy cô cũng chả rõ) và kết quả là vấn đề vẫn còn chình ình đó, đến lúc đó kẻ gây hấn lại là người nổi khùng trước tiên vì cho rằng người kia cố tình bơ đi. Vì vậy mình không khuyến khích mấy cặp yêu nhau cứ giận với chả dỗi đâu mặc dù nó là một trạng thái thường thấy trong tình yêu. Yêu nhau chẳng mấy mà nhiều sao cứ dành thời gian để giận nhau các bác nhỉ ^^

Sounds doesnt good and obviously doesnt work on handling a relationship.

Đời có mấy khi vui cớ sao lại Gây hấn thụ động

Để không rơi vào trạng thái gây hấn thụ động tất nhiên là nên chủ động rồi. Đừng ngần ngại nói ra suy nghĩ của bản thân, điều này không chỉ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn mà còn là cách để bạn vạch định rõ giới hạn của chính mình. Bạn cần mọi người tôn trọng những nguyên tắc của bạn thì chính bạn phải là người chủ động vạch ra những nguyên tắc ấy. Bạn chưa hài lòng điều gì ở đối phương, những hành động nào của đối phương làm bạn cảm thấy khó chịu thì hãy luôn chủ động Mình cảm thấy không thoải mái lắm về việc., Mình cho rằng điều này là không phù hợp, Mình nghĩ bạn không nên.

Còn đối với những bạn là nạn nhân của những hành vi gây hấn thụ động này thì sao? Chính bản thân mình cũng phải tự đặt ra câu hỏi liệu mình có nói/làm gì quá đáng với họ hay không, những hành vi của mình có chấp nhận được chưa. Như trường hợp của Tèo và Tôm thì chính Tôm cũng phải tự nhận thức được cái sự chây lười của nó như thế nào. Nếu hành vi ấy chưa quá đáng thì bạn cũng có thể lờ đi mà sống, còn nếu nó vượt quá sự chịu đựng của bạn thì bạn có thể trực tiếp yêu cầu nói chuyện thẳng thắn hoặc hơn thế bạn có quyền từ bỏ mối quan hệ ấy nếu nó thật sự toxic. Nên nhớ khi bạn chịu đựng việc để người khác gây hấn thụ động với bạn cũng là khi họ đang thao túng bạn và tất nhiên là bạn nên tìm cách để thoát khỏi tình trạng đó.

Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết. Chúc một ngày tốt lành.

Nhật Nhật

Quảng cáo

Share this:

  • [ REVIEW ] : SUNNY HẠNH PHÚC MỘNG TƯỞNG
  • Tháng Chín 1, 2021
  • Trong "Manga-Anime"
  • Truyện shounen có GAY không?
  • Tháng Sáu 6, 2021
  • Trong "Manga-Anime"
  • [Cảm nhận] Shoplifters (2018) Câu chuyện kiếm tìm hạnh phúc
  • Tháng Tám 9, 2019
  • Trong "Phim"
Danh mục: Tâm lý học
Để lại nhận xét

Video liên quan

Chủ đề