Aăn sáng xong bị đau bụng là bệnh gì năm 2024

Có lẽ, rất nhiều người đang gặp phải tình trạng ăn sáng xong đi ngoài nhưng chỉ coi như là rối loạn tiêu hóa thông thường. Bạn đừng chủ quan, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề này.

Nguyên nhân của đau bụng đi ngoài sau khi ăn sáng

Ăn sáng xong đi ngoài là hiện tượng sinh lý bình thường dễ gặp ở nhiều người. Theo đồng hồ sinh học, từ 5-7 giờ sáng là thời điểm ruột già thải độc. Vì vậy, bạn ngủ dậy đi ngoài là hết sức bình thường.

Nguyên nhân của hiện tượng đi ngoài sau khi ăn là do sau khi ăn, hệ tiêu hóa dồn máu để tiêu hóa thức ăn, hoạt động nhu động ruột tăng lên, đại tràng co bóp để đẩy chất cặn bã trong ruột già ra ngoài, dẫn tới hiện tượng muốn đi ngoài. Nếu dấu hiệu phân bình thường, số lần đi đại tiện không quá 2 lần/ngày, không đau bụng thì bạn không nên lo lắng. Nếu đi đại tiện nhiều hơn 2 lần/ ngày và dấu hiệu phân không ổn định, tiêu chảy hoặc táo bón, có cơn đau bụng, buồn nôn, nôn thì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý dưới đây:

Thức ăn không phù hợp hoặc nhiễm khuẩn

Ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, thức ăn không hợp với cơ thể là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng, đi ngoài sau khi ăn sáng. Không chỉ có dấu hiệu đau bụng đi ngoài ra nước, bạn còn có thể bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu….

Biểu hiện này thường xảy ra khi bạn:

  • Ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh, đã ôi, thiu, nhiễm khuẩn, thức ăn có nhiều chất bảo quản (các chuyên gia dinh dưỡng nhận định, trường hợp này có thể được coi là bị ngộ độc thực phẩm).
  • Ăn những thực phẩm chưa nấu chín như tái, sống, gỏi…
  • Sử dụng quá nhiều đồ lạnh, bia, rượu, đồ uống có cồn trong bữa ăn
  • Ăn nhiều thực phẩm gây sình hơi, khó tiêu như súp lơ, cải xoăn, ngũ cốc…

Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm là hiện tượng phản ứng của hệ miễn dịch xảy ra ngay sau khi ăn một loại thức ăn nhất định như trứng, hải sản, đậu nành…gây ra các biểu hiện rối loạn tiêu hóa, sưng đường hô hấp hoặc nghiêm trọng hơn là bị sốc phản vệ. Có một số trường hợp đau bụng sau khi ăn không kèm triệu chứng gì chỉ là rối loạn tiêu hóa nhẹ. Tuy nhiên, nếu bạn xuất hiện triệu chứng khó thở, đau bụng, tiêu chảy, người ngứa ngáy khó chịu thì chắc chắn bạn bị dị ứng ứng thực phẩm.

Không dung nạp lactose

Không dung nạp được lactose là dạng rối loạn tiêu hóa do cơ thể không có khả năng tiêu hóa lactose – đây là một loại carbonhydrate trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, không dung nạp được lactose thì sau khi sử dụng những loại thực phẩm này thường có biểu hiện:

  • Đau bụng, đi ngoài phân lỏng.
  • Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.

Những triệu chứng này sẽ giảm dần khi không sử dụng các chế phẩm trên nữa.

Khi xuất hiện tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài liên tục kèm theo các triệu chứng bất thường, bạn cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra và có phương pháp điều trị phù hợp. Nhất là đối với những trường hợp ăn sáng xong hay bị đau bụng đi ngoài.

Mắc một số bệnh lý về tiêu hóa

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích hay còn được biết đến với tên gọi viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng, viêm đại tràng mãn tính. Hội chứng ruột kích thích là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, các triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần nhưng khi khám và xét nghiệm thì không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu cũng như tổ chức sinh hoá ở ruột. Bệnh lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có tác động lớn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Có khá nhiều nguyên nhân được cho là liên quan đến bệnh như tâm lý căng thẳng, stress, thực phẩm, tác dụng phụ của thuốc, nhiễm khuẩn tiêu hóa…

Một số triệu chứng thường gặp của hội chứng ruột kích thích:

  • Đau bụng: Đau bụng dọc khung đại tràng, cơn đau xuất hiện nhiều hơn sau khi ăn hoặc chưa ăn xong đã cảm thấy đau. Đau bụng có thể kéo dài 1-2 ngày hoặc đau nhiều ngày triền miên.
  • Táo bón và tiêu chảy: Táo bón và tiêu chảy xen kẽ, phân táo bón thường kèm theo nhầy bọc ngoài phân. (Chú ý: Phân không lẫn máu, nếu phân dính máu thì nguyên nhân không phải là hội chứng ruột kích thích). Triệu chứng tiêu chảy có thể đột ngột xuất hiện, đột ngột hết mà không cần điều trị.
  • Chướng bụng, đầy hơi, nặng bụng, ậm ạch khó chịu.
  • Trung tiện nhiều.
  • Đi ngoài cảm giác không hết phân, vừa đi ngoài xong lại muốn đi tiếp.
  • Nhức đầu, mệt mỏi.

Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích ở mỗi người thường khác nhau, chúng phụ thuộc vào chế độ ăn uống, khi bạn ăn những thực phẩm không phù hợp sẽ xuất hiện các triệu chứng tiêu hóa ngay lập tức, nếu bạn có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh thì các triệu chứng sẽ tự mất đi mà không cần biện pháp can thiệp điều trị. Chính vì thế, khi bạn có các triệu chứng trên, bạn nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra và làm các xét nghiệm để xác định bệnh và được điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn có thể phòng ngừa giảm thiểu các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích bằng cách:

  • Có chế độ ăn uống khoa học như bổ sung nhiều chất xơ như rau, củ quả.
  • Tránh ăn quá nhiều chất béo, thực phẩm cay nóng, cà phê, bia rượu, không ăn những thực phẩm gây khó tiêu, đầy hơi như khoai, sắn, bánh ngọt, hoa quả nhiều đường.
  • Uống nhiều nước.
  • Chỉ sử dụng thuốc khi có kê đơn của bác sĩ.
  • Quản lý tâm lý, cảm xúc, tránh stress, lo âu, căng thẳng.
  • Vận động thường xuyên, tập các môn thể thao phù hợp với sức khỏe.

Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là tình trạng tổn thương khu trú hay lan tỏa ở 1 phần niêm mạc đại tràng do bị viêm nhiễm với nhiều mức độ khác nhau. Bệnh ở mức độ nhẹ thì niêm mạc kém, dễ tổn thương, dễ có vết trợt nhẹ. Bệnh nặng thì niêm mạc dễ xuất hiện các vết loét, xung huyết và thậm chí có thể có những ổ áp-xe nhỏ.

Viêm đại tràng được chia ra làm 2 loại: Viêm đại tràng cấp tính và viêm đại tràng mãn tính. Bệnh viêm đại tràng khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thường khó điều trị dứt điểm. Giai đoạn mãn tính có thể nhận biết qua những dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện những cơn đau bụng kéo dài, đau dọc theo hai hố chậu và khung đại tràng, cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau quặn bụng tái phát nhiều lần. Triệu chứng đau bụng có thể giảm sau khi đi đại tiện.
  • Dấu hiệu đại tiện bất thường, có thể đi đại tiện nhiều lần trong ngày (khoảng 4 – 5 lần hoặc nhiều hơn), đi đại tiện dưới dạng tiêu chảy hoặc táo bón. Phân thường sẽ có mùi hôi tanh và lẫn máu, chất nhầy hoặc không thành khuôn và lỏng nát. Đi không hết phân, hay rặn mót, vừa đi xong lại muốn đi tiếp.
  • Chướng bụng, đầy hơi, bụng căng tức.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược bởi triệu chứng bệnh viêm đại tràng mãn tính ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng và tiêu hóa của cơ thể.
  • Người bệnh mệt mỏi, chán ăn….

Bệnh viêm đại tràng mãn tính nếu không được điều trị kịp thời, đúng hướng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm:

  • Xuất huyết đại tràng.
  • Giãn đại tràng cấp tính.
  • Thủng đại tràng.
  • Ung thư đại tràng.

Bệnh viêm đại tràng khó có thể chữa khỏi hoàn toàn và thường có nguy cơ tái phát khá cao, dễ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng. Chính vì vậy, khi thấy mình có một số biểu hiện nghi ngờ mắc viêm đại tràng, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra và có phương pháp điều trị kịp thời, nhanh chóng, điều trị theo đúng nguyên nhân gây bệnh có kết quả điều trị tốt nhất.

Bệnh viêm tụy

Tụy nằm là một tuyến nhỏ kết nối gan và ruột non, nằm sau dạ dày. Tuyến tụy có chức năng tạo ra các enzym phân hủy cholesterol, protein và chất béo trong ruột non. Chính vì vậy, bệnh viêm tụy khá nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó có thể gây ra một số triệu chứng:

  • Vừa ăn xong là muốn đi ngoài.
  • Có cơn đau bụng trên, lan ra phí sau lưng. Cơn đau có thể dữ dội hơn sau khi ăn nhất là ăn sáng.
  • Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
  • Có cảm giác buồn nôn, nôn.
  • Tăng nhịp tim.
  • Có dấu hiệu sốt.

Lưu ý: Nếu người bệnh xuất hiện triệu chứng đau bụng kéo dài kèm theo ăn sáng xong là tiêu chảy thì nên đến cơ sở y tế để được tư vấn, kiểm tra và có phương pháp can thiệp kịp thời nhé.

Bệnh viêm tụy thông thường ít xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, với một số trường hợp khi viêm tụy chuyển sang giai đoạn mãn tính thì có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Bệnh tiểu đường.
  • Tổn thương cơ quan thận.
  • Ung thư tuyến tụy, nhiễm trùng tuyến tụy.
  • Suy dinh dưỡng.

Bệnh viêm tụy có thể kéo theo tình trạng u nang giả tụy phát sinh. Khối u nang thường lành tính và có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp khối u vỡ sẽ gây nhiễm trùng và xuất huyết nặng, trầm trọng hơn là có thể dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Chính vì vậy, khi có những dấu hiệu bệnh viêm tụy, bạn nên đến viện để được làm xét nghiệm và có biện pháp điều trị phòng ngừa trường hợp xấu có thể xảy ra.

Bệnh Celiac

Bệnh celiac hay còn được gọi là bệnh không dung nạp Gluten. Bệnh gây ra do phản ứng với gluten, không cho cơ thể hấp thu các thực phẩm có chứa gluten. Người bệnh có thể bị tiêu chảy sau khi ăn sáng bằng các thực phẩm như ngũ cốc, thực phẩm từ lúa mì. Không chỉ đi ngoài sau ăn sáng, bệnh có thể kèm theo một số dấu hiệu như:

  • Mệt mỏi,
  • Đau xương, đau khớp,
  • Dễ cáu,
  • Lo lắng và trầm cảm,
  • Phụ nữ có thể có dấu hiệu mất chu kỳ kinh nguyệt.

Một số trường hợp ăn lúa mì hay ngũ cốc vào buổi sáng rất dễ phản ứng với Gluten và các protein gây ra một số biểu hiện:

  • Ăn sáng xong đi ngoài
  • Đau bụng, đầy hơi, chướng bụng.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Xuất hiện chất nhầy trong phân.

Ngoài ra, nếu bữa sáng gồm các thực phẩm nhiều chất béo, sữa thì có thể triệu chứng của bệnh sẽ trở lên trầm trọng hơn với những triệu chứng đau bụng, đi ngoài. Bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng:

  • U lympho ruột
  • Ung thư tiểu tràng.
  • Loãng xương, tổn thương men răng.
  • Tổn thương hệ thần kinh, các chi mất cảm giác.
  • Gặp một số bệnh lý liên quan đến tụy
  • Suy dinh dưỡng, thiếu chất.

Cho tới nay, chưa có biện pháp đặc trị bệnh celiac. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách tuân thủ chế độ ăn không có gluten, tránh các thực phẩm như lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, tiểu hắc mạch, và nhiều loại ngũ cốc khác cũng như các thức ăn được chế biến từ chúng. Ngài ra, bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh để có phương pháp điều trị kịp thời.

Cứ ăn sáng xong là đau bụng đi ngoài khi nào cần đi khám bác sĩ?

Thông thường, đau bụng đi ngoài sau khi ăn sáng là dấu hiệu bình thường, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi bạn xuất hiện một số dấu hiệu dưới đây, bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn:

  • Cứ ăn sáng xong là đi ngoài liên tục trong 3 ngày không ngừng.
  • Đau bụng đi ngoài liên tục kéo dài từ 3 tuần trở lên.
  • Đi ngoài sốt cao trên 38 độ.
  • Bụng đau dữ dội, cơn đau xuất hiện tại trực tràng.
  • Dấu hiệu của phân bất thường, có màu đen, lẫn máu.
  • Có dấu hiệu khát nước, chuột rút.

Ngoài ra, các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng, triệu chứng bệnh của bạn để chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Cách điều trị đau bụng, đi ngoài sau ăn sáng

Sử dụng thuốc Tây

Đau bụng, đi ngoài là dấu hiệu thường gặp khi hệ tiêu hóa bị tổn thương. Khi đau bụng kéo dài, rất có thể đường ruột của bạn đang gặp phải bệnh lý nào đó. Một số loại thuốc Tây thường được sử dụng như thuốc trị tiêu chảy, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và chống co thắt…

Nếu trường hợp tiêu chảy, mất nước quá nhiều, bạn cần bù nước và chất điện giải như sử dụng dung dịch Oresol

Các loại thuốc Tây thường có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng đau bụng đi ngoài khá hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý mua thuốc về điều trị bởi các loại thuốc này dễ gây tác dụng phụ như buồn nôn, hoa mắt, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và một số biến chứng nguy hiểm khó lường. Chính vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhé.

Sử dụng mẹo dân gian

Ngoài sử dụng các loại thuốc Tây y theo đơn của bác sĩ, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa đau bụng, đi ngoài sau ăn sáng bằng các mẹo vặt dưới đây:

Dùng lá ổi

  1. Sử dụng 5-7 lá ổi non cùng búp đem rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng, nhai cùng với 1 chút muối trắng, ngày nhai 2-3 lần.
  2. Dùng 10g lá ổi, đem đun cùng 2 bát nước dưới lửa nhỏ liu riu đến khi còn 1 bát nước. Chắt lấy nước, mỗi lần uống 1 chén nhỏ, ngày uống 3-4 chén.

Sử dụng gừng

  1. Dùng 1 củ gừng, rửa sạch, cạo vỏ, thái thành lát mỏng, mỗi lần nhai 1-2 lát, ngày nhai 2 lần.
  2. Dùng gừng rửa sạch, cạo vỏ đem ép hoặc giã lấy nước, pha cùng nước ấm uống hằng ngày.
  3. 100g gừng tươi, 5g chè khô đun cùng 800ml nước cho tới khi còn 2/3 số nước. Cho 15ml giấm gạo vào đun sôi lên,chia thành 3 phần, uống 3 lần trong ngày.
  4. Dùng 2 muỗng bột gừng pha vào 1 cốc nước ấm, cho thêm 1 chút muối biển. Mỗi ngày uống 1 cốc cho đến khi hết tiêu chảy.

Dùng lá mơ

100g lá mơ đem rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng 5 phút rồi vớt ra để ráo nước. Giã hoặc thái lá mơ thật nhỏ rồi cho vào bát to, đập 1 quả trứng gà, thêm chút muối, trộn đều, hấp cách thủy cho chín rồi ăn khi nóng. Nên ăn 2 lần/ngày.

Trà hoa cúc

Dùng 4-5 bông cúc khô hãm với 250ml nước sôi khoảng 10-15 phút. Uống khi còn ấm nóng. Bài mẹo này rất tốt trong điều trị các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích bởi hoa cúc có đặc tính chống co thắt, cải thiện tình trạng đau bụng khá hiệu quả.

Hồng xiêm xanh

Hồng xiêm xanh thái lát mỏng, phơi khô và sao vàng lên cho thơm rồi cất lọ dùng dần. Khi có triệu chứng đau bụng đi ngoài, lấy 10 lát hồng xiêm cho vào nồi, đổ ngập nước đun lên, chắt lấy 2 bát nước, ngày uống 2 lần.

Dùng hồng xiêm xanh trị đau bụng đi ngoài ở trẻ nhỏ, nên đun nước loãng ra, uống ít một, không nên uống nhiều 1 lúc bởi dễ khiến trẻ táo bón, nên vừa uống vừa theo dõi tình trạng đau bụng đi ngoài.

Tại sao không ăn sáng lại đau bụng?

Theo quy luật sinh lý của cơ thể, dạ dày bài tiết dịch vị liên tục. Nếu không ăn sáng làm dạ dày trống rỗng mà dịch vị vẫn được bài tiết khiến axit tăng cao, độ pH dạ dày rất thấp sẽ gây kích thích các hoạt động co bóp ở dạ dày và gây ra cảm giác cồn cào khó chịu ở vùng bụng.

Tại sao ăn cơm xong lại bị đau bụng?

Đau bụng sau ăn có thể do ăn quá nhanh, không dung nạp thực phẩm, cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày, sỏi mật, viêm tụy. Đau sau ăn thường là đau dạ dày hoặc bụng trên. Tình trạng này diễn ra thường xuyên có thể là triệu chứng của một số bệnh rối loạn tiêu hóa.

Tại sao cứ ăn vào là đau bụng đi ngoài?

Một số nguyên nhân khiến bạn ăn xong đau bụng khó tiêu hoặc ăn xong bị đi ngoài gồm: Dị ứng thức ăn; Ngộ độc thực phẩm; Mắc hội chứng ruột kích thích; Cơ thể không dung nạp Lactose; Viêm loét dạ dày; Viêm ruột thừa; Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa...

Tại sao ăn đồ ngọt nhiều quá lại bị đau bụng?

Khi ăn nhiều đồ ngọt, một số loại đường sẽ xâm nhập vào hệ vi sinh vật đường ruột gây mất cân bằng trong hệ vi sinh vật. Mặc dù hấp thụ nước là công việc chính của ruột già nhưng đường có thể hút nước vào ruột già, ngăn không cho nước được hấp thụ đúng cách. Điều này dẫn đến đầy hơi hoặc cảm giác nặng nề trong ruột.

Chủ đề