3 quả chuối luộc bao nhiêu calo?

Chuối là loại quả quê dân giã, dễ trồng dễ mua được rất nhiều người Việt yêu thích. Chuối có thể ăn bằng nhiều cách, có thể để chín ăn ngay, là nguyên liệu để làm bánh hoặc có thể mang đi luộc. Chuối luộc là món ăn đơn giản, dễ làm và vô cùng bổ dưỡng. Cùng wikitheothao tìm hiểu chuối luộc có bao nhiêu calo và 16 tác dụng bất ngờ của chuối luộc đối với sức khỏe qua bài viết dưới đây. 

Mục Lục

Chuối luộc bao nhiêu calo? 

1 quả chuối luộc trọng lượng trung bình 118 gr có khoảng 105 calo vậy 100g chuối luộc khoảng 89 calo. Lượng calo của 1 quả chuối luộc chiếm khoảng 4% lượng calo tiêu thụ hàng ngày đối với người trưởng thành có trọng lượng và hoạt động trung bình (24000 calo/ngày). 

Để hình dung thực tế hơn chuối luộc bao nhiêu calo, bạn có thể so sánh lượng calo của quả chuối luộc với lượng calo của: 

  • 2 quả táo
  • 1 ly Coca Cola (ly 220 ml)
  • 1 lát pho mát
  • 0,5 lát bánh mì
  • 0,5 ly sữa
  • 5,5 khối đường

Để đốt cháy lượng calo như vậy, bạn cần đạp xe ít nhất 15 phút, bơi khoảng 12 phút hoặc chạy trong 11 phút.

1 quả chuối xanh luộc bao nhiêu calo? 

Chuối xanh có vị đắng và chát, chứa nhiều vitamin, chất xơ và ít tinh bột hơn so với chuối chín rất nhiều. Cụ thể, 1 quả chuối xanh 100g chứa 88 calo và các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu khác. Khi luộc lên chứa nhiều tinh bột kháng, loại tinh bột ngày được coi như một dạng chất xơ. 

Vậy 1 quả chuối xanh luộc bao nhiêu calo? Sau khi chuối xanh được luộc lên, lượng calo trong chuối xanh dưới sự tác động của nhiệt sẽ bị đưa ra bên ngoài. Khi đó, 1 quả chuối xanh luộc sẽ chỉ còn khoảng 80 – 85 calo/ 1 quả 100g. 

Như vậy, chuối xanh luộc có lượng calo ít hơn lượng calo trong 1 chén cơm nhưng cung cấp đầy đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết nhiều hơn. Vì vậy giúp bạn giảm cân hiệu quả mà vẫn an toàn, tốt cho sức khỏe.

3 quả chuối luộc bao nhiêu calo?

1 quả chuối sáp chín luộc bao nhiêu calo?

Chuối xanh chuyển sang chuối chín sẽ có sự thay đổi về lượng calo. Nếu chuối xanh có lượng tinh bột nhiều thì khi chín một phần lượng tinh bột này sẽ chuyển thành đường. Chuối sáp chín luộc là món ăn yêu thích của nhiều người bởi có độ ngọt, dẻo và thơm. Vậy 1 quả chuối sáp chín luộc có bao nhiêu calo?

Chuối sáp là loại chuối quả ngắn, khi chín có vị thơm ngọt đậm đà. Một quả chuối sáp trọng lượng khoảng 100 – 200g sẽ có khoảng khoảng 75 – 150 calo 1 quả. Chuối sáp luộc là đặc sản của nhiều vùng miền. Dưới sự tác động của nhiệt calo trong chuối sáp có sự thay đổi. 1 quả chuối sáp luộc chỉ khoảng 63 – 135 calo.

3 quả chuối luộc bao nhiêu calo?

Hàm lượng calo và dinh dưỡng trong 100g chuối luộc 

Mỗi 100g chuối luộcLượng calo89Tổng số carbs22,84gChất xơ2,6gChất béo0,33gChất đạm1,09gNước74,91g

 

Tuy nhiên, tùy theo trọng lượng chuối khác nhau và số lượng chuối luộc bạn ăn thì lượng calo cũng có sự chênh lệch. 1 quả chuối luộc cỡ trung bình (118g) có 105 calo, 1 quả chuối luộc có khoảng 210 calo và ba quả chuối luộc có khoảng 315 calo. Bạn có thể tham khảo lượng calo và thành phần dinh dưỡng cụ thể có trong từng loại chuối. 

Các loại chuốiCaloFat(g)Carb(g)Protein(g)Chuối cỡ bé nhất (< 15 cm, ~ 81g)55014.50.5Chuối cỡ nhỏ ( 15-18 cm, ~101g)720191Chuối cỡ vừa (18-20 cm, ~118g)1050.3926.951.39Chuối cỡ lớn (20-23 cm, ~126g)1100301Chuối cỡ rất lớn (>23 cm, ~136g)1210311

 

Trong chuối luộc còn chứa nhiều loại vitamin (B1, B2, B3, B6, C, E, K) và các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể (Kali, canxi, natri, sắt). 

16 tác dụng bất ngờ của chuối luộc đối với sức khỏe  

Chuối luộc ít calo và chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu 15 tác dụng của chuối luộc đối với sức khỏe có thể bạn không biết

Ăn chuối luộc tốt cho người huyết áp cao 

Chuối luộc ít calo, chứa nhiều kali hơn so với các loại rau củ quả khác. Kali có tác dụng giúp cơ thể đào thải bớt natri, hỗ trợ điều hòa huyết áp. Ăn 2 quả chuối sáp luộc mỗi ngày giúp ai hay bị chuột rút thuyên giảm bệnh hơn.

Ăn chuối luộc tốt cho dạ dày

Nếu dạ dày yếu, bạn sẽ thường xuyên gặp những tình trạng như hay bị nôn, tiêu chảy, táo bón. Ăn chuối luộc, đặc biệt là chuối sáp luộc nhiều chất xơ và khoáng chất sẽ giúp bạn cải thiện các tình trạng bệnh lý trên. Trong chuối luộc còn có một lượng lớn chất protein. Khi ăn chuối luộc sẽ tạo một màng men và bảo vệ dạ dày khỏi các tác động xấu.

Ngoài ra, chuối luộc là một loại thức ăn tốt nhất dành cho vi sinh vật probiotic- một loại lợi khuẩn rất tốt cho đường ruột, giúp bảo vệ ruột non luôn khỏe mạnh trước sự tấn công của các loại vi khuẩn có hại. Do đó ăn chuối luộc ít calo, lại tốt cho dạ dày. 

Ăn chuối luộc giảm căng thẳng

Mỗi khi cơ thể căng thẳng, tinh thần mệt mỏi bạn nên bổ sung đường tự nhiên bằng cách ăn hoa quả. Chuối luộc là một trong những món ăn chứa lượng đường tự nhiên nhiều hơn cả. Ngoài ra bổ sung thêm vitamin B6 có lợi cho các tế bào thần kinh, giúp bạn thấy thoải mái, tinh thần phấn chấn hơn. 

Chuối luộc có tác dụng ngăn ngừa ung thư

Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng, trong chuối chín luộc có một số hợp chất hóa học có thể hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển, sinh sôi của tế bào ung thư. 

Chuối luộc hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Chuối luộc chứa lượng calo thấp, 1 quả chuối luộc 100gr chỉ có 88 calo. Ngoài ra, trong chuối luộc có lượng chất xơ lớn có khả năng loại bỏ các tế bào chất béo và các tạp chất không tốt ra ngoài hiệu quả. Ngoài ra ăn chuối luộc bạn sẽ cảm giác no lâu (do chất xơ không phải do calo), không còn thèm ăn. Do đó chuối luộc có tác dụng giảm cân hiệu quả. Tìm hiểu chi tiết về Bí quyết ăn chuối giảm cân và tăng cân đúng cách. 

3 quả chuối luộc bao nhiêu calo?

Chuối luộc chống lão hóa

Trong chuối luộc có chứa tanin và polyphenol hỗ trợ làm chậm quá trình oxy hóa của cơ thể, nhất là làn da, từ đó gián tiếp chống lão hóa.

Chuối luộc cung cấp hàm lượng vitamin dồi dào cho cơ thể

Chuối luộc chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể như vitamin C, B6. Trong đó, vitamin C giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể, vitamin B6 có ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt, chuyển hóa đạm và chất béo.

Vitamin B6 có trong chuối luộc góp phần hình thành hemoglobin – một loại protein vận chuyển oxy có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do đó, ăn chuối luộc ít calo nhiều vitamin sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, giúp bảo vệ hệ tim mạch, tăng cường chức năng của não bộ và hệ miễn dịch.

Ăn chuối luộc phòng chống bệnh tiểu đường

Một tác dụng của chuối luộc cũng là tin vui cho những người bị bệnh tiểu đường. Trong chuối luộc có thành phần giúp cơ thể kìm hãm sự hấp thụ glucose. Từ  đó giúp làm giảm hàm lượng insulin trong cơ thể, góp phần ngăn ngừa và phòng chống hiệu quả bệnh tiểu đường. 

Ngoài ra, hàm lượng vitamin C dồi dào trong chuối luộc thúc đẩy quá trình oxy trong cơ thể giúp ổn định đường huyết hơn. 

Ăn chuối luộc tốt cho hệ tim mạch

Trong chuối luộc chứa nhiều kali nên ăn chuối luộc mỗi ngày sẽ cải thiện các vấn đề về huyết áp, tim mạch. Ngoài ra, chuối chín luộc còn là thực phẩm bổ dưỡng tốt cho những người bị loãng xương, sỏi thận hay những người thường xuyên gặp phải triệu chứng hoa mắt, chóng mặt. 

Chuối luộc cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa 

Chuối luộc chứa nhiều chất xơ và tinh bột nên có khả năng làm sạch đường ruột hiệu quả, hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Kích thích sự phát triển của vi khuẩn probiotic, tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa giúp bảo vệ sức khỏe. 

Chuối luộc hỗ trợ giảm viêm loét dạ dày và tá tràng 

Trong chuối luộc có chứa thành phần pectin. Chất này bám vào thành dạ dày khi được tiêu hóa, tạo ra lớp bảo vệ có khả năng chống lại sự tấn công của các loại axit và vi khuẩn có hại cho dạ dày. Do đó ăn chuối luộc, đặc biệt là chuối xanh giúp giảm viêm loét dạ dày và tá tràng hiệu quả. 

Chuối chống oxy hóa có tác dụng làm đẹp

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong thành phần của chuối luộc có chứa các thành phần tanin và polyphenol. Các thành phần này khi kết hợp với diệp lục có khả năng kháng khuẩn và chống oxy hóa cho làn da hiệu quả, đẩy lùi quá trình lão hóa. Đó là lý do bạn nên ăn chuối luộc mỗi ngày để mang lại hiệu quả chống oxy hóa an toàn và tự nhiên cho cơ thể. 

Ngoài ra, chuối luộc có chứa nhiều vitamin A, protein giúp phục hồi và dưỡng ẩm cho da. Ăn chuối luộc ít calo sẽ giúp cơ thể hấp thụ những chất dinh dưỡng kia dễ dàng hơn. 

Chuối luộc ngăn ngừa đột quỵ

Chuối luộc chín chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Chất này sau khi vào cơ thể có thể làm tăng lượng oxit nitric để mạch máu mở rộng hơn, tăng khả năng cung cấp oxy, từ đó có thể ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ. 

Ăn chuối luộc điều chỉnh huyết áp

Lượng kali dồi dào của chuối luộc giúp quá trình điều chỉnh huyết áp, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tăng huyết áp. Đồng thời, lượng kali trong một quả chuối có thể giúp tránh tình trạng chuột rút cơ bắp. Ăn chuối luộc cũng tốt cho mắt và giúp cải thiện hệ thần kinh

Chuối luộc tốt cho bà bầu 

Chuối luộc có nhiều chất dinh dưỡng, vitamin tốt cho sức khỏe: vitamin B6, mangan, vitamin C, kali, protein, folate… giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng chuột rút, củng cố hệ xương vững chắc và tốt cho hệ tiêu hóa.

Hơn nữa, trong chuối còn chứa các enzym có tác dụng phân giải các chất thành những phân tử nhỏ giúp cơ thể dễ dàng hấp thu, từ đó tăng năng lượng, tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, bà bầu bổ sung chuối hàng ngày sẽ cải thiện các triệu chứng thiếu máu.

Cùng với tác dụng hỗ trợ giải tỏa căng thẳng như wikithethao phân tích ở trên, ăn chuối luộc giúp mẹ bầu có tâm lý thoải mái, sữa về nhiều hơn. 

3 quả chuối luộc bao nhiêu calo?

Chuối luộc tốt cho xương khớp

Chuối luộc có hàm lượng fructooligosaccharides giúp cơ thể củng cố và tăng cường hấp thu canxi. Đồng thời, magie và canxi trong chuối luộc giúp giảm đau trong các bệnh lý về xương khớp. Do đó người lớn tuổi trung nên nên thường xuyên ăn chuối luộc. 

Mỗi loại chuối xanh hoặc chín đều có những tác dụng riêng đến sức khỏe, bạn có thể tìm hiểu chi tiết về Ăn chuối xanh luộc có tác dụng gì, ăn vào lúc nào để giảm cân hiệu quả nhất. 

Những lưu ý khi ăn chuối luộc để đảm bảo sức khỏe

  • Nếu bạn ăn chuối luộc để giảm cân, nên lưu ý ăn trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi tập luyện 30 phút để bổ sung năng lượng cho cơ thể. Không nên ăn chuối khi đói, kể cả chuối luộc. Cách ăn chuối luộc giảm cân đúng cách và khoa học nhất là nên ăn sau khi tập luyện buổi sáng. Ăn chuối luộc vào thời điểm này sẽ khiến cho bạn cảm thấy no, giảm nhu cầu thèm ăn. 
  • Không nên ăn quá 2 quả chuối luộc/ngày. Nếu bạn ăn quá nhiều chuối luộc trong ngày sẽ gây nên những tác dụng phụ như đau đầu, táo bón, thậm chí là tê liệt chân tay.
  • Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người bị đau dạ dày, suy thận, người bệnh tiểu đường… không nên ăn nhiều chuối luộc. 
  • Để có món chuối luộc ngon, đảm bảo dinh dưỡng, nên lựa chọn những nải chuối có kích thước nhỏ và trung bình, vỏ ngả vàng, chín già. Khi luộc cũng phải luộc kỹ, thời gian luộc chuối chín ngon khoảng 15 – 20 phút. 

Tổng kết

Món ăn nào cũng có một lượng calo nhất định, hy vọng với bài viết trên bạn đã biết được chuối luộc bao nhiêu calo để tính toán nên ăn bao nhiêu quả chuối luộc mỗi ngày. Với hàm lượng calo thấp nhưng giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, chuối luộc là món ăn ngon bổ dưỡng đối với sức khỏe. Đừng quên theo dõi wikithethao để đón đọc những bài viết chuyên sâu về dinh dưỡng – giảm cân nhé! 

Một quả chuối luộc có bao nhiêu calo?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình một trái chuối xanh luộc chín có trọng lượng 100g chứa khoảng 88 calo.

Bắp chuối luộc bao nhiêu calo?

Trong 100g hoa chuối có 23 calo; 4g carb; 1,5g protein; các loại khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt, kẽm, đồng. Loại hoa này cũng cung cấp nhiều amino acid thiết yếu và chất chống oxy hóa gồm quercetin, catechin, phenol, saponin và tannin.

1 quả chuối sấy dẻo bao nhiêu calo?

Chuối sấy khô ở dạng dẻo có chứa gấp 3,5 lần so với chất xơ, chất khoáng, vitamin có trong chuối tươi. Và tùy từng loại là sấy dẻo hay sấy khô mà lượng nước và đường cũng sẽ khác nhau. Cứ 100g chuối sấy dẻo sẽ chứa khoảng 200 calo.

Chuối xiêm sống bao nhiêu calo?

Dinh dưỡng trong 1 quả chuối Một quả chuối trung bình cung cấp 422 mg kali, hoặc 9% nhu cầu kali hàng ngày để có sức khỏe tốt. Một quả chuối chỉ khoảng 105 calo nhưng chứa tới 12% chất xơ, chất xơ là chất quan trọng tạo nên sức khỏe đường tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và thậm chí một số loại ung thư.