260 ở cơ số 10 bằng bao nhiêu hệ hexa

1.  Chuyển số thập phân sang số nhị phân

Nguyên tắc của phương pháp này là lấy số cần chuyển đổi chia cho 2 (kết quả chỉ lấy phần nguyên), sau đó tiếp tục lấy kết quả chia 2 (và cũng chỉ lấy phần nguyên), kết quả số nhị phân thu được là tập hợp các số dư của các phép chia.

Để dễ hiểu, chúng ta sẽ làm 2 ví dụ.

Ví dụ 1: Chuyển số 30 sang hệ nhị phân

Đầu tiên (ở dòng 1), chúng ta lấy 30 chia 2, kết quả được 15 và số dư là 0.

Kế tiếp (ở dòng 2), chúng ta lấy số 15 chia 2, kết quả được 7 và số dư là 1

Tiếp theo ở dòng 3, ta lấy số 7 chia 2, kết quả được 3 và dư 1

Ta tiếp tục lặp lại quá trình này cho đến khi kết quả chia 2 chúng ta được 0.

Số nhị phân chúng ta thu được chính là tập hợp các số dư của các phép chia (lấy từ dưới lên).

Số 30 trong hệ nhị phân sẽ là 11110

Ví dụ 2: Chuyển số 71 sang hệ nhị phân

Đầu tiên (ở dòng 1), chúng ta lấy 71 chia 2, kết quả được 35 và số dư là 1.

Kế tiếp (ở dòng 2), chúng ta lấy số 35 chia 2, kết quả được 17 và số dư là 1

Tiếp theo ở dòng 3, ta lấy số 17 chia 2, kết quả được 8 và dư 1

Ta tiếp tục lặp lại quá trình này cho đến khi kết quả chia 2 chúng ta được 0.

Số nhị phân chúng ta thu được chính là tập hợp các số dư của các phép chia (lấy từ dưới lên).

Số 71 trong hệ nhị phân sẽ là 1000111

Đối với phần lẻ của số thập phân, số lẻ được nhân với 2. Phần nguyên của kết quả sẽ là bit nhị phân, phần lẻ của kết quả lại tiếp tục nhân 2 cho đến khi phần lẻ của kết quả bằng 0.

Ví dụ: Chuyển số 0.62510 sang hệ nhị phân

  • 0.625 x 2 = 1.25, lấy số 1, phần lẻ 0.25
  • 0.25 x 2 = 0.5, lấy số 0, phần lẻ 0.5
  • 0.5 x 2 = 1.0, lấy số 1, phần lẻ 0. Kết thúc phép chuyển đổi.

Vậy kết quả 0.62510=0.1012

Ví dụ 2: đổi số 9.62510 sang hệ nhị phân

  • Phần nguyên 9 đổi sang hệ nhị phân là 1001
  • Phần lẻ 0.625 đổi sang hệ nhị phân là 0.101

Vậy số 9.62510=1001.1012

2. Chuyển số nhị phân sang thập phân

Bây giờ chúng ta chuyển số 1000111 về số thập phân. Ta thấy số 1000111 có tổng cộng 7 kí tự, chúng ta sẽ đánh số 7 kí tự này từ phải sang trái và bắt đầu từ 0 như sau:

Số nhị phân1000111
Thứ tự6543210

Số thập phân kết quả sẽ là tổng các tích của kí tự nhị phân x 2 lũy thừa vị trí.

Tức là  1x26 + 0x25 + 0x24 + 0x23 + 1x22 + 1x21 + 1x20

= 64 + 0 + 0 + 0 + 4 + 2 + 1 = 71

Tương tự, để chuyển số 11110 sang hệ thập phân, ta phân tích nó như sau:

Số nhị phân11110
Thứ tự43210

Số 11110 chuyển sang số nhị phân sẽ là 1x24 + 1x23 + 1x22 + 1x21 + 0x20

= 16 + 8 + 4 + 2 + 0 = 30

3. Cộng số nhị phân

Để cộng hai số nhị phân, chúng ta cần nhớ các nguyên tắc sau:

0 + 0 = 0

1 + 0 = 1

0 + 1 = 1

1 + 1 = 10 (nhớ 1 để cộng vào hàng trước nó, tương tự như phép cộng số thập phân)

Bây giờ ta tiến hành cộng hai số 1000111 (số 71 trong hệ thập phân) và số 11110 (số 30 trong hệ thập phân).

Cột1234567
71=1000111
30=11110
101=1100101

Ta tiến hành cộng từ phải sang trái như sau:

BướcTại cộtThực hiện phép tính
171 + 0 = 1
261 + 1 = 10, viết 0, nhớ 1
351 + 1 = 10, cộng thêm 1 (nhớ ở bước 2) là 11, viết 1 nhớ 1
440 + 1 = 1, cộng thêm 1 (nhớ ở bước 3) là 10, viết 0, nhớ 1
530 + 1 = 1, cộng thêm 1 (nhớ ở bước 4) là 10, viết 0, nhớ 1
620 + 1 (nhớ ở bước 5) = 1
71lấy 1 ở trên xuống.

Và kết quả chúng ta được: 1000111 + 11110 = 1100101 (71 + 30 = 101, các bạn có thể kiếm tra lại bằng cách đổi số 101 sang nhị phân xem có đúng kết quả vừa làm ra không).

Ví dụ: Chuyển sang hệ Nhị phân số: 13,625

Thực hiện:

Phần nguyên:

13:2    = 6      dư 1

6:2      = 3      dư 0

3:2      = 1      dư 1

1:2      = 0      dư 1

=> Phần nguyên của số Nhị phân là 1101 (lấy từ dưới lên)

Phần lẻ:

0,625 x 2        = 1,250           Phần nguyên là 1

0,250 x 2        = 0,500           Phần nguyên là 0

0,500 x 2 = 1,000 Phần nguyên là 1 (dừng ở đây vì phân dư còn lại =0)

=> Phần lẻ của số Nhị phân là: 0,101 (lấy từ trên xuống)

=> Ta viết kết quả là: (13,625)10 = (1101,101)2

Chúc các bạn thành công.

trang3/13
Chuyển đổi dữ liệu18.10.2018
Kích3.06 Mb.
#36802

II. Đồ dùng dạy học

  1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, SBT, phấn

  2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi

III. Hoạt động dạy - học

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp.

2. Luyện tập



Nội dung cần đạt

Hoạt động của thầy và trò

Bài 1: Tính tổng S của N số nguyên dương đầu tiên.

Lời giải

Input: Số nguyên dương N.

Output: Tổng S.

Ý tưởng:

- Ban đầu cho S = 0, i = 1

- Nếu N

- Nếu N lớn hơn 2: S = S + i

- Tăng i kiểm tra i > N?

+ Nếu i < N thì S = S + i

+ Nếu i > N thì thông báo tổng S
Thuật toán

Liệt kê:

B1: Nhập số nguyên dương N

B2: Gán giá trị S = 0; i = 1.

B3: Kiểm tra i <=>

B4: S = S + i; i = i + 1. Sau đó quay lại B3.

B5: Thông báo S và kết thúc

S

ơ đồ khối

Bài 2: Tính tổng

S = 1 + 1/2 + 1/3 + ...+ 1/N

Lời giải

Input: Số nguyên dương N

Output: Tổng S

Ý tưởng:

- Ban đầu cho S = 0, i = 1

- Nếu N

- Nếu N lớn hơn 2: S = S + 1/i

- Tăng i kiểm tra i > N?

+ Nếu i < N thì S = S + i

+ Nếu i > N thì thông báo tổng S

Thuật toán:

Tương tự thuật toán bài 1 nhưng thay

S = S + 1/i.


HS xác định Input và Output của bài toán.

HS nhận xét

GV sửa chữa

HS nêu ý tưởng để giải bài toán.

HS nhận xét

GV sửa chữa.

GV Gọi hai học sinh lên trình bày thuật toán bằng hai cách: Liệt kê và sơ đồ khối.

HS lên bảng trình bày

HS nhận xét

GV nhận xét và sửa chữa.


HS ghi bài


Gọi 2 HS lên bảng trình bày thuật toán dưới 2 cách

HS nhận xét

GV sửa chữa

HS ghi bài

4. Bài tập về nhà

Xây dựng thuật toán và biểu diễn chúng dưới hai cách của các bài toán sau:

1. Tính tổng S = 12 + 22 + ... + N2.

2. Tính tổng S = 1*2*3 + 2*3*4 + ... + N*(N + 1)*(N + 2).

IV. Rút kinh nghiệm

Tiết 14: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiếp)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Luyện tập cách xây dựng ý tưởng, xác định Input và Output của bài toán.

Biểu diễn thuật toán bằng hai cách: liệt kê và sơ đồ khối.

2. Kỹ năng

Biết cách xác định Input và Output.

Bước đầu có thể biểu diễn thuật toán bằng hai cách.

3. Thái độ

Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao

II. Đồ dùng dạy học



  1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, SBT, phấn

  2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi

III. Hoạt động dạy - học

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp.

2. Luyện tập



Nội dung cần đạt

Hoạt động của thầy và trò

Bài 1: Tìm số nguyên nhỏ nhất trong một dãy số nguyên.

Lời giải

Input: Dãy số nguyên a1, a2, ..., aN

Output: Số nhỏ nhất của dãy số

Ý tưởng

- Đặt Min = a1

- Cho i lần lượt chạy từ 2 đến N. So sánh giá trị của ai với Min. Nếu aii.

Thuật toán

* Cách liệt kê

B1: Nhập N và các số nguyên a1, a2, ..., aN­ .

B2: Min = a1; i = 2;

B3: Nếu i > N thông báo giá trị Min rồi kết thúc.

B4:

B41: Nếu ai < Min thì Min = ai

B42: tăng i = i + 1 rồi quay lại B3.

*

Sơ đồ khối

Bài 2: Sắp xếp dãy số nguyên a1, a2, ..., aN theo chiều giảm dần.

Lời giải

Input: Dãy số nguyên a1, a2, ..., aN

Output: Dãy số đã được sắp xếp.

Ý tưởng

Với mỗi cặp số đứng liền kề trong dãy nếu số đứng trước nhỏ hơn số đứng đằng sau thì đổi vị trí hai số cho nhau. Tiếp tục thực hiện khi không còn cặp nào trong dãy

Thuật toán

Cách liệt kê:

B1: Nhập N và dãy a1, a2, ..., aN

B2: Gán giá trị M = N

B3: Nếu M <2>

B4: Gán M = M - 1; i = 0;

B5: Gán i = i + 1

B6: Nếu i > M quay lại B3

B7: so sanh ai với ai + 1. Nếu ai < ai + 1 thì đổi ai cho ai + 1

B8: quay lai bước 5.

S

ơ đồ khối

Bài 3: Tìm giá trị k có xuất hiện trong dãy a1, a2, ..., aN không?

* Tìm kiếm tuần tự

Input: Dãy N số nguyên a1, a2, ..., aN và số nguyên k.

Output: k có xuất hiện trong dãy không?

Ý tưởng

Ta sẽ đi so sánh lần lượt k với các giá trị trong dãy cho đến khi ai = k. Nếu đã xét hết các giá trị trong dãy mà không có giá trị bằng k có nghĩa là giá trị k không có mặt trong dãy.

Thuật toán

Cách liệt kê

B1: Nhập N, k và dãy a1, a2, ..., aN

B2: Gán i = 1

B3: Nếu ai = k thì thông báo k có mặt trong dãy và kết thúc sai sang B4.

B4: i = i + 1.

B5: Nếu i > N thông báo k không có mặt trong dãy rồi kết thúc. Sai quay lại B3.

S

ơ đồ khối

Gọi hai học sinh lên làm bài

HS nhận xét

GV nhận xét và sửa chữa


HS ghi bài

HS ghi bài

Gọi 2 HS lên trình bày thuật toán bằng hai cách.

HS nhận xét

GV sửa chữa

HS ghi bài

HS ghi bài.

HS làm bài.

HS nhận xét.

GV nhận xét và sửa chữa

HS ghi bài


4. Bài tập

Cho dãy A gồm N số nguyên dương a1, a2,..., a­n­­ và giá trị k. Kiểm tra xem k có trong A không? Nếu có k xuất hiện bao nhiêu lần.

IV. Rút kinh nghiệm


Duyệt ngày..... tháng..... năm 2007

Tiết 15: ÔN TẬP

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Ôn lại các kiến thức đã học như:

- Khái niệm thông tin, dữ liệu

- Các hệ đếm dùng trong máy tính và cách chuyển đổi giữa các hệ đếm

- Khái niệm thuật toán, các tính chất của thuật toán và cách diễn tả thuật toán.

2. Kỹ năng

Học sinh cần nắm được

- Khái niệm thông tin, dữ liệu và cách biểu diễn thông tin trong máy tính.

- Cách chuyển đổi giữa các hệ đếm.

- Các tính chất của thuật toán và cách diễn tả thuật toán.

3. Thái độ

Ham thích môn học, có tinh thần kỷ luật cao và có ý thức làm việc tập thể.

II. Đồ dùng dạy học

1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGK, SBT, phấn

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT, vở ghi

III. Hoạt động dạy - học

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp.

2. Ôn tập



Nội dung cần đạt

Hoạt động của thầy và trò

1. Lý thuyết

- Khái niệm thông tin:

- Khái niệm dữ liệu

- Đơn vị đo thông tin.

- Hệ đếm và cách chuyển đổi giữa các hệ đếm

- Thuật toán, các tính chất của thuật toán và cách biểu diễn thuật toán.

2. Bài tập

Bài 1: Một đĩa VCD có dung lượng 700 MB lưu trữ được 2000 trang sách. Hỏi với 4.5 GB sẽ lưu trữ được bao nhiêu trang sách?

KQ: 13 165.71 trang sách

Bài 2: Chuyển các số sau sang hệ nhị phân và hexa

14510 ; 2610 ; 8510 ; 7410; 13310

KQ:

14510 = 100100012 = 9116

2610 = 110102 = 1A16

8510 = 10101012 = 5516

7510 = 10010112 = 4B16

13310 = 100001012 = 8516

Bài 3: Đổi các số sau sang hệ thập phân và hexa: 101010102; 11100012; 100100102; 101100102; 1001001012

KQ:


101010102 = AA16 = 17010

11100012 = 7116 = 11310

100100102 = 9216 = 14610

101100102 = B216 = 17810

1001001012 = 12516 = 29310

Bài 4: Đổi các số sau sang hệ nhị phân và thập phân

AF16 ; 12316; 5C16; 6E16; BD16

KQ:

AF16 = 1010 11112 = 17510

12316 = 0001 0010 00112 = 29110

5C16 = 0101 11002 = 9210

6E16 = 0110 11102 = 11010

BD16 = 1011 11012 = 18910

Bài 5:

Cho dãy A gồm N số nguyên dương a1, a2,..., a­n­­ và giá trị k. Kiểm tra xem k có trong A không? Nếu có k xuất hiện bao nhiêu lần.

Lời giải

Input: Dãy N số nguyên a1, a2, ..., aN và số nguyên k.

Output: k có xuất hiện trong dãy không?

Ý tưởng

Ta sẽ đi so sánh lần lượt k với các giá trị trong dãy nếu ai = k thì đếm số lần xuất hiện. Nếu đã xét hết các giá trị trong dãy mà không có giá trị bằng k có nghĩa là giá trị k không có mặt trong dãy.

Thuật toán

Cách liệt kê

B1: Nhập N, k và dãy a1, a2, ..., aN

B2: Gán i = 1; dem = 0;

B3: Nếu ai = k thì dem = dem + 1

B4: i = i + 1.

B5: Kiểm tra i > N. Nếu đúng chuyển sang B6 . Sai quay lại B3.

B6: Thông báo: nếu k có trong dãy thì đưa ra số lần xuất hiện ngược lại k không có mặt trong dãy

S

ơ đồ khối

- HS nhắc lại các khái niệm

HS làm bài

HS nhận xét

GV nhận xét và sửa chữa

HS lên bảng làm bài

HS nhận xét

GV nhận xét và sửa chữa


HS làm bài

HS nhận xét

GV nhận xét và sửa chữa

HS làm bài

HS nhận xét

GV nhận xét và sửa chữa

HS làm bài

HS nhận xét

GV nhận xét và sửa chữa

HS ghi bài

4. Nhắc nhở và củng cố

Dặn học sinh về nhà ôn bài tiết sau kiểm tra 1 tiết.

IV. Rút kinh nghiệm

Tiết 16: KIỂM TRA 1 TIẾT

I. Mục đích

Đánh giá khả năng nắm bắt, tiếp thu kiến thức của từng học sinh

II. Phương pháp phương tiện

Thi trắc nghiệm

III. Hoạt động dạy - học

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp

2. Đề kiểm tra


Điểm


Họ và tên:.................................................

Lớp:................ Mã đề: 001



KIỂM TRA 1 TIẾT

Môn: Tin học



A. Phần trắc nghiệm (7đ): Hãy khoanh tròn vào những đáp án mà anh (chị) cho là đúng.

Câu 1:. 10116 bằng bao nhiêu hệ 10?

A. Tất cả đều sai B. 257 C. 258 D. 256

Câu 2: 26010 bằng bao nhiêu hệ hexa?

A. 102 B. 104 C. 101 D. 103

Câu 3: Đâu là tính chất của thuật toán trong những tính sau?

A. Tất cả đều đúng B. Tính dừng C. Tính xác định

D. Tính hiệu quả E. Tính đúng

Câu 4: AA­16 bằng bao nhiêu hệ 10?

A. 170 B. 169 C. 171 D. 172

Câu 5: 4010 bằng bao nhiêu hệ nhị phân?

A. Tất cả đều sai B. 100100 C. 101010 D. 101000

Câu 6: 26010 bằng bao nhiêu hệ nhị phân?

A. 100000100 B. 110000000 C. 100001000 D. 101000000

Câu 7: Chọn câu trả lời đúng nhất khái niệm tin học?

A. Là môn học nghiên cứu về máy tính

B. Là môn học dùng máy tính để làm việc và giải trí

C. Là ngành khoa học dựa vào máy tính để nghiên cứu, xử lý thông tin

Câu 8: Máy tính sử dụng những hệ cơ số nào để biểu diễn thông tin?

A. Hệ Hexa (0,1,...,8,9,A,B,C,D,E,F) B. Hệ thập phân (0,1,...,8,9)

C. Hệ nhị phân (0,1) D. Số lama (I,II,III,...)

Câu 9: 1910 bằng bao nhiêu hệ nhị phân?

A. 10011 B. 11010 C. 10101 D. 10110

Câu10: 100001012 bằng bao nhiêu hệ hexa?

A. 86 B. 87 C. 85 D. 84

Câu11: 10101.011102 bằng bao nhiêu hệ hexa?

A. 16.8 B. 14.7 C. 15.7 D. 13.8

Câu12: 12810 bằng bao nhiêu hệ nhị phân?

A. 10000001 B. Tất cả đều sai C. 10100000 D. 1000000

Câu13: Các thành phần cơ bản của một máy tính?

A. CPU, màn hình, máy in, bàn phím, chuột

B. CPU, bộ nhớ

C. CPU, bộ nhớ, thiết bị vào ra

D. CPU, ổ cứng, màn hình, chuột, bàn phím

Câu14: 10010102 bằng bao nhiêu hệ thập phân?

A. 65 B. 80 C. 74 D. 75

B. Phần tự luận (3đ)

Em hãy trình bày thuật toán giải phương trình: ax2 + bx + c = 0 với a

0

dưới dạng sơ đồ khối.

BÀI LÀM

H

Điểm


ọ và tên:....................................................

Lớp:................ Mã đề: 002



KIỂM TRA 1 TIẾT

Môn: Tin học



A. Phần trắc nghiệm (7đ): Hãy khoanh tròn vào những đáp án mà anh (chị) cho là đúng.

Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất khái niệm tin học?

A. Là môn học nghiên cứu về máy tính

B. Là ngành khoa học dựa vào máy tính để nghiên cứu, xử lý thông tin

C. Là môn học dùng máy tính để làm việc và giải trí

Câu 2: 10101.011102 bằng bao nhiêu hệ hexa?

A. 14.7 B. 15.7 C. 16.8 D. 13.8

Câu 3: 12810 bằng bao nhiêu hệ nhị phân?

A. 10000001 B. 1000000 C. Tất cả đều sai D. 10100000

Câu 4: Đâu là tính chất của thuật toán trong những tính sau?

A. Tính dừng B. Tính xác định C. Tính hiệu quả

D. Tính đúng E. Tất cả đều đúng

Câu 5: 10010102 bằng bao nhiêu hệ thập phân?

A. 65 B. 80 C. 75 D. 74

Câu 6: 1910 bằng bao nhiêu hệ nhị phân?

A. 10110 B. 10101 C. 10011 D. 11010

Câu 7: Máy tính sử dụng những hệ cơ số nào để biểu diễn thông tin?

A. Hệ thập phân (0,1,...,8,9) B. Số lama (I,II,III,...)

C. Hệ nhị phân (0,1) D. Hệ Hexa (0,1,...,8,9,A,B,C,D,E,F)

Câu 8: AA­16 bằng bao nhiêu hệ 10?

A. 169 B. 171 C. 170 D. 172

Câu 9: Các thành phần cơ bản của một máy tính?

A. CPU, ổ cứng, màn hình, chuột, bàn phím B. CPU, bộ nhớ, thiết bị vào ra

C. CPU, màn hình, máy in, bàn phím, chuột D. CPU, bộ nhớ

Câu 10: 1010101.0012 bằng bao nhiêu hệ thập phân?

A. 86.125 B. 85.125 C. 85.25 D. 86.25

Câu 11: 101100112 bằng bao nhiêu hệ hexa?

A. B3 B. E4 C. D3 D. C3

Câu 12: 26010 bằng bao nhiêu hệ hexa?

A. 102 B. 103 C. 104 D. 101

Câu 13: 1GB bằng bao nhiêu?

A. 1024KB B. 1000MB C. 1024MB

Câu 14: Trong những đặc tính sau những đặc tính nào là của máy tính?

A. Tính chính xác B. Tốc độ xử lý nhanh

C. Giá thành cao D. Có độ rung cao

B. Phần tự luận (3đ)

Anh (chị) hãy trình bày thuật toán giải phương trình: ax2 + bx + c = 0 với a

0

dưới dạng sơ đồ khối.

BÀI LÀM



Họ và tên:....................................................

Lớp:................ Mã đề: 003



K
Điểm
IỂM TRA 1 TIẾT

Môn: Tin học



A. Phần trắc nghiệm (7đ): Hãy khoanh tròn vào những đáp án mà anh (chị) cho là đúng.

Câu1: 26010 bằng bao nhiêu hệ nhị phân?

A. 110000000 B. 100000100 C. 100001000 D. 101000000

Câu 2: 1010101.0012 bằng bao nhiêu hệ thập phân?

A. 85.25 B. 86.25 C. 86.125 D. 85.125

Câu 3: 10101.011102 bằng bao nhiêu hệ hexa?

A. 15.7 B. 16.8 C. 13.8 D. 14.7

Câu 4: AA­16 bằng bao nhiêu hệ 10?

A. 170 B. 171 C. 169 D. 172

Câu 5: 4010 bằng bao nhiêu hệ nhị phân?

A. 100100 B. 101010 C. Tất cả đều sai D. 101000

Câu 6: 12810 bằng bao nhiêu hệ nhị phân?

A. Tất cả đều sai B. 1000000 C. 10100000 D. 10000001

Câu 7: Đâu là tính chất của thuật toán trong những tính sau?

A. Tính xác định B. Tính dừng C. Tính hiệu quả

D. Tất cả đều đúng E. Tính đúng

Câu 8: 10116 bằng bao nhiêu hệ 10?

A. 258 B. 256 C. Tất cả đều sai D. 257

Câu 9: 12810 bằng bao nhiêu hệ hexa?

A. 81 B. Tất cả đều sai C. 82 D. 80

Câu 10: Trong những đặc tính sau những đặc tính nào là của máy tính?

A. Tốc độ xử lý nhanh B. Tính chính xác

C. Giá thành cao D. Có độ rung cao

Câu 11: 26010 bằng bao nhiêu hệ hexa?

A. 103 B. 102 C. 104 D. 101

Câu 12: 1910 bằng bao nhiêu hệ nhị phân?

A. 11010 B. 10101 C. 10110 D. 10011

Câu 13: 100001012 bằng bao nhiêu hệ hexa?

A. 84 B. 86 C. 87 D. 85

Câu 14: Máy tính sử dụng những hệ cơ số nào để biểu diễn thông tin?

A. Hệ Hexa (0,1,...,8,9,A,B,C,D,E,F) B. Số La ma (I,II,III,...)

C. Hệ thập phân (0,1,...,8,9) D. Hệ nhị phân (0,1)

B. Phần tự luận (3đ)

Anh (chị) hãy trình bày thuật toán giải phương trình: ax2 + bx + c = 0 với a

0 dưới dạng sơ đồ khối.

BÀI LÀM


Họ và tên:................................................

Lớp:................ Mã đề: 004



K
Điểm
IỂM TRA 1 TIẾT

Môn: Tin học



A. Phần trắc nghiệm (7đ): Hãy khoanh tròn vào những đáp án mà anh (chị) cho là đúng.

Câu1: 10101.011102 bằng bao nhiêu hệ hexa?

A. 16.8 B. 15.7 C. 14.7 D. 13.8

Câu2: 100001012 bằng bao nhiêu hệ hexa?

A. 87 B. 85 C. 84 D. 86

Câu3: Máy tính sử dụng những hệ cơ số nào để biểu diễn thông tin?

A. Hệ nhị phân (0,1) B. Số lama (I,II,III,...)

C. Hệ thập phân (0,1,...,8,9) D. Hệ Hexa (0,1,...,8,9,A,B,C,D,E,F)

Câu4: AA­16 bằng bao nhiêu hệ 10?

A. 172 B. 170 C. 169 D. 171

Câu 5: 4010 bằng bao nhiêu hệ nhị phân?

A. 100100 B. 101000 C. Tất cả đều sai D. 101010

Câu 6: 26010 bằng bao nhiêu hệ nhị phân?

A. 100000100 B. 110000000 C. 101000000 D. 100001000

Câu 7: 10010102 bằng bao nhiêu hệ thập phân?

A. 74 B. 80 C. 75 D. 65

Câu 8: 12810 bằng bao nhiêu hệ nhị phân?

A. Tất cả đều sai B. 10000001 C. 1000000 D. 10100000

Câu 9: 101100112 bằng bao nhiêu hệ hexa?

A. B3 B. D3 C. C3 D. E4

Câu 10: 12810 bằng bao nhiêu hệ hexa?

A. 82 B. 81 C. Tất cả đều sai D. 80

Câu11: 1910 bằng bao nhiêu hệ nhị phân?

A. 10011 B. 10110 C. 10101 D. 11010

Câu 12: 1GB bằng bao nhiêu?

A. 1024KB B. 1000MB C. 1024MB

Câu13: Chọn câu trả lời đúng nhất khái niệm tin học?

A. Là môn học dùng máy tính để làm việc và giải trí

B. Là ngành khoa học dựa vào máy tính để nghiên cứu, xử lý thông tin

C. Là môn học nghiên cứu về máy tính

Câu14: Đâu là tính chất của thuật toán trong những tính sau?

A. Tính đúng B. Tính xác định C. Tính hiệu quả

D. Tính dừng E. Tất cả đều đúng




Chia sẻ với bạn bè của bạn:

    Quê hương

Video liên quan

Chủ đề