1.66 la bao nhiêu tiê n viê t

Xin thưa các ông. Tôi là Thanh, là một nhân viên văn phòng ở Bắc Ninh. Tôi có vay trả góp ở công ty tài chính với số tiền là 40 triệu với lãi suất trả góp là 2.245.000 đồng trong 36 tháng. Tôi đã đóng được 14 tháng, giờ tôi định trả nốt số tiền còn lại, thì hỏi ra số tiền còn lại tôi phải nợ để trả là hơn 53 triệu. Sao lại còn nhiều thế, còn hơn cả số tiền tôi vay.

Người gửi: Đăng Thanh

1.66 la bao nhiêu tiê n viê t

Luật sư tư vấn:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Dân sự 2015.

2. Lãi suất khi vay tiền sẽ được tính như thế nào?

Với thông tin của bạn đã cung cấp đến cho chúng tôi, do bạn không nói rõ rằng là: bạn “có vay trả góp ở công ty tài chính với số tiền là 40 triệu với lãi suất trả góp là 2245000đ trong 36 tháng”. Như vậy, với số tiền bạn phải trả cho công ty là 2.245.000 đồng cho Công ty Tài chính trong thời hạn 36 tháng, thì mỗi tháng bạn sẽ phải trả sẽ là 62.361 đồng/tháng. Nhưng hiện nay bạn đã phải trả cho công ty được 14 tháng, tức số tiền bạn đã trả được 873.054 đồng. Vậy hiện nay số tiền lãi mà bạn cần phải trả sẽ là 1.371.946 đồng, với số tiền của bạn hiện nay thì bạn sẽ cần phải trả sẽ là 40.000.000 đồng + 1.371.946 đồng = 41.371.946 đồng.

Theo quy định của pháp luật hiện nay, tại Điều 468 Bộ luật Dân sự có quy định về Lãi suất như sau:

“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Khi bạn thực hiện việc vay tiền, thì pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay (tức sẽ rơi vào khoảng 1.66%/tháng). Nếu như lãi suất theo thỏa thuận mà vượt quá giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất đó sẽ không có hiệu lực pháp luật.

Theo thông tin mà bạn đã cung cấp đến cho chúng tôi, thì với mức lãi suất mà bạn sẽ phải trả cho Công ty tài chính là 2.245.000 đồng trong thời hạn 36 tháng, thì mỗi một tháng bạn sẽ phải trả lãi suất cho công ty là 0.623%. Hiện nay, như trên đã phân tích thì pháp luật quy định mức lãi suất tối đa sẽ không được vượt quá 1.66%/tháng (nội dung mà bạn đã thỏa thuận và ký kết hợp đồng với công ty đó là đúng và phù hợp với quy định của pháp luật).

Tuy nhiên, như vấn đề mà bạn đang thắc mắc đó chính là: bạn đã đóng được đầy đủ 14 tháng, còn lại là 22 tháng thì “số tiền còn lại mà bạn phải nợ để trả là hơn 53 triệu lại còn nhiều hơn cả số tiền bạn vay”. Như trên, đã phân tích thì bạn chỉ cần phải trả cho Công ty tài chính là số tiền 41.371.946 đồng, nhưng số tiền bây giờ còn lại mà bạn đã trả cho công ty tài chính đó mà công ty đó yêu cầu đã là 53 triệu đồng (đã thêm 11.628.054 đồng), số tiền lãi thêm đó đã không phù hợp với quy định của pháp luật.

Đứng trên phương diện pháp luật, thì điều mà bạn cần làm ở đây là đến trực tiếp “gặp mặt” nói chuyện với Giám đốc của công ty, người mà đã cho bạn vay tiền, hỏi trực tiếp rằng số tiền lãi thêm đó (tức số tiền 11.628.054 đồng) tính ở đâu ra, vì trước đó ở cả 2 người đã có sự thỏa thuận, mức lãi suất mà bạn cần trả cho Công ty tài chính đó là: 2.245.000 đồng trong thời gian 36 tháng. Nhưng số tiền lãi hiện nay đã vượt quá, nếu tính ra trong thời hạn 14 tháng mà bạn đã phải trả tiền vay cho Công ty tài chính đó, thì bạn đã phải trả lãi suất là 31,25%/tháng (thì đã vượt quá >50 lần số tiền lãi vay ban đầu là 0.66% mà bạn phải trả), mà trong khi đó pháp luật quy định trong 1 tháng bạn chỉ cần phải trả số tiền lãi mà bạn cần phải trả là 1.66%/tháng, vậy với lãi suất vay là 31.25%/tháng thì Công ty Tài chính đó đã vượt quá với sự quy định của pháp luật >18 lần.

Với hành vi đó của Công ty tài chính, thì trước tiên bạn cần có sự “thỏa thuận”, tức nói rõ về việc làm mà công ty tài chính đó đã thực hiện, điều đó hoàn toàn trái với sự quy định của pháp luật, theo quy định của pháp luật, nếu như số lãi đó của Công ty tài chính mà vượt quá với sự quy định của pháp luật (tức 1.66%/tháng) thì số % lãi suất đó sẽ không được pháp luật ghi nhận, tức sẽ không có hiệu lực (khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015).

Nếu như vẫn không thể thống nhất được cách giải quyết, thì lúc này bạn cần nhờ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, với hành vi đó của người mà đã cho bạn vay thì đã cấu thành vào Tội cho vay lãi nặng theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009):

“1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Mức xử phạt dành cho người mà đã thực hiện hành vi đó với bạn thì tùy theo mức độ, tính chất, phạm vi thực hiện thì có thể sẽ bị xử phạt đến 3 năm tù giam.