100 câu hỏi phỏng vấn góc cạnh hàng đầu năm 2022

Phỏng vấn Sales thực chất chính là tìm cách sale bản thân. Do tính chất của ngành, phỏng vấn Sales chính là một trong những loại phỏng vấn khó ăn nhất, bởi nhà tuyển dụng sẽ đánh giá vô cùng khắt khe khả năng thuyết phục của bạn.

Tiếp nối bài viết các câu hỏi phỏng vấn thường gặp, dưới đây là 32 câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh mà các HR thường sử dụng nhất.

  • 1. Loại hình sản phẩm gần đây nhất mà Anh (chị) kinh doanh?
  • 2. Bạn có đánh giá gì về sản phẩm hay tiềm năng của chúng tôi không?
  • 3. Bạn có biết khách hàng của chúng tôi là ai không?
  • 4. Khi tư vấn cho một khách hàng bạn tư vấn những gì?
  • 5.Yếu tố nào quyết định giúp khách hàng chọn bạn và sản phẩm của chúng tôi?
  • 6. Theo bạn chăm sóc khách hàng là gì?
  • 7. Bạn có biết gì về đối thủ của chúng tôi không?
  • 8. Khi bị khách hàng “chửi”, “chê” sản phẩm của mình bạn xử lý – thế nào?
  • 9. Anh/Chị có tham vọng gì trong tương lai? Dự định sẽ phấn đấu làm tới vị trí gì trong 5 năm tới? Hoặc Kế hoạch trong 5 năm tới khi được nhận vào làm tại Công ty là gì?
  • 10. Anh/Chị nhìn nhận gì về xu hướng tương lai trong ngành kinh doanh này?
  • 11. Bạn hãy cho biết những triển vọng của một nhân viên kinh doanh/bán hàng?
  • 12. Bạn sẽ làm gì nếu tháng này bạn không đạt doanh thu hoặc bị khách hàng phàn nàn?
  • 13.Bạn mong muốn bán hàng cho khách hàng nào? Tại sao?
  • 15. Thất bại lớn nhất trong công việc bán hàng của bạn là gì? Bạn đã giải quyết ra sao và rút ra bài học gì?
  • 16. Quy mô nhóm làm việc của anh (chị) ở công ty đó là bao nhiêu người?
  • 17. Chỉ tiêu doanh số của anh (chị) ở công ty đó là bao nhiêu?
  • 18. Mô tả quy trình bán hàng tại công ty gần đây nhất mà anh (chị) làm việc. Điều gì trong quy trình đã hiệu quả và điều gì không?
  • 19. Mô tả lại một lần có thay đổi trong quy trình bán hàng. Tại sao quy trình đó lại phải thay đổi? Kết quả của sự thay đổi là gì?
  • 20. Hãy mô tả lại một sản phẩm của anh (chị). Lợi ích của sản phẩm đó là gì?
  • 21. Tại sao khách hàng mua sản phẩm của anh (chị)? Những lựa chọn thay thế là gì?
  • 22. Mô tả quá trình đưa ra quyết định mua hàng của khách hàng. Ai có ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của họ? Anh (chị) cần làm gì để chốt đơn hàng
  • 23. Anh (chị) hỏi khách hàng những câu hỏi nào để tìm ra điều họ cần?
  • 24. Đến lúc nào thì anh (chị) ngừng theo đuổi một khách hàng tiềm năng?
  • 25. Khi anh (chị) được công ty phân công tiếp cận một khách hàng tiềm năng mới, hãy cho biết những trách nhiệm của anh (chị) lúc này bao gồm những gì? Điều đầu tiên anh (chị) sẽ làm khi nhận được sự phân công này?
  • 26. Anh (chị) thường sử dụng các phương pháp chốt sale nào? Những phương pháp nào theo anh (chị) là hiệu quả nhất và ít hiệu quả nhất? Tại sao?
  • 27. Anh (chị) đã từng có kinh nghiệm quản lí phần mềm quản lí khách hàng nào chưa? Nếu có, anh (chị) dùng các dụng cụ quản lí nào?
  • 28. Anh (chị) cần những dữ liệu gì trước khi liên hệ với một khách hàng tiềm năng?
  • 29. Anh (chị) đã bao giờ thất bại trong việc cán mốc chỉ tiêu bán hàng chưa? Nếu có, hãy chia sẻ kĩ hơn về sự việc này và cho biết anh (chị) đã học được những gì từ lần trải nghiệm ấy?
  • 30. Mô tả khoảng thời gian anh (chị) phải làm việc với một khách hàng rất nóng tính. Anh (chị) đã xử lí tình huống này như thế nào?
  • 31. Hãy kể về thành công lớn nhất anh (chị) từng đạt được trong sự nghiệp của mình từ trước tới nay. Anh (chị) muốn đạt được điều gì tiếp theo?
  • 32. Bạn làm gì trong tháng đầu tiên ở công ty nếu trúng tuyển?

1. Loại hình sản phẩm gần đây nhất mà Anh (chị) kinh doanh?

Gợi ý trả lời câu hỏi phỏng vấn:

Đây là câu hỏi đánh giá năng lực sale của bạn trong quá khứ và độ thành thật của ứng viên. Đối với câu hỏi này, bạn hãy trả lời thành thật kinh nghiệm sale trong quá khứ, và cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn hiểu về sản phẩm đó tới như thế nào? Khách hàng mục tiêu là ai? Tình hình doanh số của sản phẩm đó ra sao? Bạn có biết nhân viên kinh doanh là làm những việc gì không? Bạn có biết tố chất nào cho một người làm nhân viên kinh doanh? Bạn biết công ty chúng tôi bán sản phẩm gì không?

Hãy đưa ra một câu trả lời đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí trên. Đồng thời đây cũng là cơ hội để bạn thể hiện năng lực Sale của mình.

Trả lời mẫu: Sản phẩm gần nhất tôi từng bán là gói đăng tin tuyển dụng trên website và app JobsGO. Khách hàng hướng tới là các chuyên viên Nhân sự tại các công ty lớn, và chủ doanh nghiệp đối với các công ty nhỏ hay startup. Tại JobsGO, tốc độ tăng trưởng rất nhanh nên doanh số tăng khoảng 40% một tháng do tốc độ phát triển lớn. Doanh thu tôi đem về cũng tăng theo tốc độ phát triển của công ty.

>> Xem thêm: Sale là gì? Công việc của nhân viên Sales

100 câu hỏi phỏng vấn góc cạnh hàng đầu năm 2022
Sales là nghề nhiều tiền, nhưng lại kén chọn người tài

2. Bạn có đánh giá gì về sản phẩm hay tiềm năng của chúng tôi không?

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn:

Đây là câu hỏi mà nhà tuyển dụng đánh giá khả năng tư duy và sự thông minh của sale, trong câu hỏi này hãy thể hiện cách nhìn chân thực của mình về sản phẩm, hãy xem vai trò của bạn là khách hàng, đánh giá sản phẩm chưa tốt điểm nào, hay dở thế nào, giá cả ra sao. Còn đánh giá về tiềm năng thì hãy nói lên suy nghĩ của bản thân, kèm theo đó là nhu cầu của bản thân thấy sản phẩm nên có những cải tiến ra sao, các số liệu thống kê về quy mô thị trường sẽ là một cú ghi điểm ngoạn mục trong mắt các nhà tuyển dụng

3. Bạn có biết khách hàng của chúng tôi là ai không?

Cách trả lời phỏng vấn:

Đối với câu hỏi này, sale nên tìm hiểu trước thông tin về công ty trên internet, các feedback của khách hàng trên social media hay trên website của công ty. Trong câu hỏi này hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thực sự nghiêm túc tìm kiếm công việc sale của công ty ra sao, và đã tìm hiểu kỹ thông tin về công ty như thế nào và ý kiến của bạn làm thế nào để tiếp cận được những khách hàng mà bạn vừa kể?

4. Khi tư vấn cho một khách hàng bạn tư vấn những gì?

Gợi ý: câu hỏi này là để kiểm tra năng lực sale của bạn. Hãy hiểu rằng nếu muốn sale được sản phẩm, bạn phải biết tư vấn và đưa lại những gì mà khách cần chứ không phải chỉ mang lại thông tin lợi thế của sản phẩm.  Vì thế hãy trả lời rằng trước hết bạn sẽ tìm hiểu nhu cầu và vấn đề mà khách hàng gặp phải, sau đó từ từ tháo gỡ khó khăn bằng những giá trị thực tế mà sản phẩm của công ty mang lại.

5.Yếu tố nào quyết định giúp khách hàng chọn bạn và sản phẩm của chúng tôi?

Gợi ý: Yếu tố giúp khách hàng quyết định chính là đáp ứng chính xác những gì mà khách hàng cần, khách hàng thiếu hay giải quyết khó khăn cho khách hàng. Kèm theo đó là thái độ nhiệt tình và hậu mãi tốt, khách hàng sẽ chọn sản phẩm của công ty

6. Theo bạn chăm sóc khách hàng là gì?

Gợi ý: Chăm sóc khách hàng là đáp ứng và trả lời những thắc mắc, khó khăn của khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm. Nếu sản phẩm có lỗi thì khách hàng sẽ được sửa chưa hoặc đổi, chăm sóc khách hàng còn được thể hiện qua những email hay tin nhắn chúc mừng khách hàng vào những ngày đặc biệt. Chỉ khi khách hàng được chăm sóc tốt thì sản phẩm mới thực sự khẳng định được vị trí của mình.

7. Bạn có biết gì về đối thủ của chúng tôi không?

Gợi ý: Đây là câu hỏi về khả năng tìm kiếm và hiểu thị trường sản phẩm của sale, hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn hiểu thị trường và san phẩm như thế nào. Hãy kể ra tên và nói ra một số lợi thế kinh doanh của công ty so với sản phẩm cảu doanh nghiệp đối th

8. Khi bị khách hàng “chửi”, “chê” sản phẩm của mình bạn xử lý – thế nào?

Đây là câu hỏi rất thường gặp trong phỏng vấn Sales. Trong thực tế, chắc chắn bạn sẽ không ít lần gặp phải những khách hàng gay gắt thế này. Hãy trả lời rằng bạn sẽ hỏi lý do vì sao khách hàng phàn nàn, phân tích điểm mạnh điểm yếu của sản phẩm, phân tích và giải thích rõ những khúc mắc. Chắc chắn khi đó khách hàng sẽ gật đầu.

9. Anh/Chị có tham vọng gì trong tương lai? Dự định sẽ phấn đấu làm tới vị trí gì trong 5 năm tới? Hoặc Kế hoạch trong 5 năm tới khi được nhận vào làm tại Công ty là gì?

Hãy nói ra mục tiêu trong 5 năm phấn đấu khi làm sale, có thể đó là mua nhà, mua xe, tích luỹ trải nghiệm hay sau 5 năm sẽ trở thành một sale director của công ty. Quan trọng là thể hiện rằng bạn hoàn toán có mục đích rõ ràng để làm việc và cống hiến hiến mình.

10. Anh/Chị nhìn nhận gì về xu hướng tương lai trong ngành kinh doanh này?

Hãy đưa ra những số liệu, dẫn chứng cụ thể mà bạn biết về tiềm năng phát triển của sản phẩm đê phục vụ đời sống. Hãy đưa những cơ hội của sản phẩm khi phục vụ một thị trường trong tương lai, hay khả năng tác động tới khách hàng một cách tích cực của sản phẩm.

11. Bạn hãy cho biết những triển vọng của một nhân viên kinh doanh/bán hàng?

Triển vọng đầu tiên là gai tăng doanh số bán hàng cho công ty, kết nối và có cơ hội giao tiếp với nhiều người, nhiều khách hàng. Khả năng nâng cao được được nghiệp vụ và các kỹ năng để làm hài lòng khách hàng. Và sau một thời gian, sale có thể tự tin kinh doanh riêng, hoặc đảm nhận vị trí giám đốc của một công ty.

12. Bạn sẽ làm gì nếu tháng này bạn không đạt doanh thu hoặc bị khách hàng phàn nàn?

Có thể trong CV xin việcbạn điền toàn là các thành tích làm việc, nhưng hiển nhiên 100 lần đi làm sẽ có ít nhất 1 lần bạn fail KPI. Câu trả lời là hãy bình tĩnh, ngồi xuống suy nghĩ nghiêm túc xem điểm được và chưa được của mình, hãy phân tích tại sao bạn lại đối mặt với khó khăn như vậy. Và hướng thay đổi là sẽ thay đổi như thế nào để mọi thứ trở nên this cực. Hãy lập một danh sách những việc cần làm trong tháng tới để khắc phục điểm yếu đó.

100 câu hỏi phỏng vấn góc cạnh hàng đầu năm 2022

13.Bạn mong muốn bán hàng cho khách hàng nào? Tại sao?

Trước khi đi phỏng vấn vị trí nhân viên kinh doanh, hiển nhiên bạn sẽ phải tìm hiểu về công việc, công ty, và sản phẩm của họ. Với câu hỏi này, hãy lấy những tập hách hàng mà công ty hướng tới để trả lời. Chỉ khi tiếp cận đúng cho tập khách hàng đã xác định ban đầu, đáp ứng đúng nhu cầu của họ thì bạn mới có thể bán được hàng. Việc xác định đúng tập khách hàng sẽ đem về điểm cộng lớn trong mắt Người phỏng vấn bạn.

14. Bạn làm cách nào để luôn vui vẻ, nhiệt tình với khách hàng?

Gợi ý:

Để vui vẻ với khách hàng, hãy luôn suy nghĩ một cách tích cực và yêu đời. Mỗi khi gặp phải vấn đề gây bức xúc với khách hàng, hãy nghĩ tới những khoanh khắc làm bạn vui vẻ và yêu đời, hít một hơi thật sau lấy lại bình tĩnh. Khi đó chính khách hàng cũng sẽ cảm nhận được nguồn năng lượng tích cực trong con người bạn toả ra lớn như thế nào?

15. Thất bại lớn nhất trong công việc bán hàng của bạn là gì? Bạn đã giải quyết ra sao và rút ra bài học gì?

Gợi ý trả lời câu hỏi phỏng vấn vị trí kinh doanh:

Hãy thành thật kể về kinh nghiệm trong quá khứ của bản thân bạn. Bán hàng là một công việc không hề dễ dàng, vì thế dừng bao giờ trả lời rằng bạn chưa từng gặp thất bại. Hãy kể ra quá trình bạn đã vượt qua khó khăn và đi lên đạt được mục tiêu, thay đổi con người một cách tích cực ra sao.

16. Quy mô nhóm làm việc của anh (chị) ở công ty đó là bao nhiêu người?

Hãy thể hiện khả năng lãnh đạo và ảnh hưởng của bạn tới nhóm ở công ty cũ trong câu hỏi này, nhóm làm việc của bạn có thể không có nhiều thành viên, nhưng hãy thể hiện được sức ảnh hưởng của bạn và công lao của mình trong việc đưa nhóm đi tới đúng mục tiêu chung. Đây sẽ có thẻ là chìa Khoo cho sự thăng tiến ở công ty của bạn trong tương lai.

17. Chỉ tiêu doanh số của anh (chị) ở công ty đó là bao nhiêu?

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn sales:

Hãy trả lời thành thật, đây là công hỏi mà nhà tuyển dụng dùng để đánh gái quy mô công ty cũ của bạn, qua đó phần nào có thể thấy được năng lực sale của bạn là như thế nào. Thêm vào đó đâ là một ccách hay để đánh giá đúng tiềm năng của ứng viên.

18. Mô tả quy trình bán hàng tại công ty gần đây nhất mà anh (chị) làm việc. Điều gì trong quy trình đã hiệu quả và điều gì không?

Câu hỏi khá phổ biến khi phỏng vấn bán hàng điện thoại. Hãy thể hiện rằng bạn thực sự hiểu công ty mà mình đã làm việc, hãy cho nhà tuyển dụng những thông tin như quy trình kinh doanh hay môi trường làm việc, điều đó sẽ giúp bạn một lần cho thấy khả năng tổng hợp và báo cáo với nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó hãy mô tả chi tiết quá trình làm việc của công ty cũ, và đáng giá mức độ hiệu quả của nó đối tình hình hoạt động chung của doanh nghiệp.

19. Mô tả lại một lần có thay đổi trong quy trình bán hàng. Tại sao quy trình đó lại phải thay đổi? Kết quả của sự thay đổi là gì?

Cách trả lời phỏng vấn sales

Hãy mô tả lại khoảng thời gian đó mà bạn trải qua, bạn ngồi xuống và vạch ra những điều cần phải thay đổi, nó có liên kết thế nào với nhau và phải làm thế nào để vẫn bán được hàng thành thạo với quy trình mới. Sau đó hãy cho nhà tuyển dụng thấy được kết quả của sự thay đổi đó, răng nó tích cực như nào với doanh số công ty và khả năng làm việc của team sale sẽ được tăng lên đáng kể.

Đây thực sự là một câu hỏi không dễ để trả lời, vì thế hãy suy nghĩ thật kỹ, chia ra từng ý nhỏ và trả lời đúng trọng tâm. Bởi có khả năng trong công việc sắp tới, bạn sẽ phải đối diện với trường hợp tương tự đấy.

20. Hãy mô tả lại một sản phẩm của anh (chị). Lợi ích của sản phẩm đó là gì?

Gợi ý trả lời phỏng vấn sales

Đây là lúc cho nhà tuyển dụng thấy được kỹ năng sale của mình, hay thật bình tĩnh, hít thở sâu. Hãy nhớ rằng bạn không bán sản phẩm mà bạn sẽ là người giúp khách hàng giải quyết nhu cầu họ đang gặp phải. Kèm theo đó là một giọng nói truyền cảm, thuyết phục và tự tin chắc chắn sẽ giúp bạn chinh phục được nhà tuyển dụng. Câu hỏi này bên cạnh kĩ năng bán hàng, còn để kiểm tra khả năng thấu hiểu sản phẩm của bạn.

21. Tại sao khách hàng mua sản phẩm của anh (chị)? Những lựa chọn thay thế là gì?

Kinh nghiệm phỏng vấn bán hàng:

Hay xem nhà tuyển dụng giống như khách hàng, hãy nói lên những lợi thế trong sản phẩm của bạn so với sản phẩm của đối thủ, có thể là về giá cả, tác dụng, địa điểm,… hãy nói lên tất cả những lợi thế mà bạn thấy trong sản phẩm mà mình sale. Trong trường hợp đưa ra lựa chọn thay thế, hãy tư vấn tận tình cho khách hàng san phẩm thay thế và công ty mà họ cần.

22. Mô tả quá trình đưa ra quyết định mua hàng của khách hàng. Ai có ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của họ? Anh (chị) cần làm gì để chốt đơn hàng

Hãy thể hiện bạn hiểu khách hàng nhu thế nào, hãy mô tả thật chi tiết quá trình từ khi khách hàng đến xem hàng, tham khảo người thân cho tới khi họ xuống tiền. Bạn không thể là người ảnh hưởng tới quyết định mua hàng nhất nhưng hãy giúp họ một phần nào đó cảm thấy quyết đinh của mình là chính xác. Sau đó hãy kể thật kỹ cho nhà tuyển dụng thấy bạn thành thạo với quy trình bán hàng ra sao, và những bí quyết nhất định giúp bạn chốt sale.

100 câu hỏi phỏng vấn góc cạnh hàng đầu năm 2022

23. Anh (chị) hỏi khách hàng những câu hỏi nào để tìm ra điều họ cần?

Hãy trả lời rằng bạn tự tin trong việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, bạn sẽ năm rõ tâm lý của họ sau vài phút nói chuyện. Đầu tiên sẽ hỏi về nhu cầu họ cần, tiếp đó là khung giá mà khách hàng có thể chi trả với sản phẩm, kế nữa hỏi xem các nhu cầu mà sản phẩm khác chưa đáp ứng được, và cuối cùng hỏi về ý kiến của khách hàng đối với sản phẩm.

24. Đến lúc nào thì anh (chị) ngừng theo đuổi một khách hàng tiềm năng?

Hãy trả lời răng bạn tự tin để biến khách hàng tiềm năng chịu xuống ví, hãy nhớ rằng đã là khách hàng tiềm năng thì bản thân họ đã có nhu cầu với sản phẩm rồi, quan trọng vấn đề là bạn thuyết phục họ ra sao mà thôi vì vậy tuyệt đối đừng bỏ cuộc.

25. Khi anh (chị) được công ty phân công tiếp cận một khách hàng tiềm năng mới, hãy cho biết những trách nhiệm của anh (chị) lúc này bao gồm những gì? Điều đầu tiên anh (chị) sẽ làm khi nhận được sự phân công này?

Hãy trả lời rằng trách nhiệm của bạn bây giờ là làm thế nào để chốt sale với khách hàng và biến đó thành khách hàng trung thành của thương hiệu. Và điều đầu tiên mà bạn cần phải làm chính là ngồi xuống tìm hiểu về thông tin của khách hàng này, đề ra hướng đi giải quyết và cuối cùng là liên lạc với họ.

26. Anh (chị) thường sử dụng các phương pháp chốt sale nào? Những phương pháp nào theo anh (chị) là hiệu quả nhất và ít hiệu quả nhất? Tại sao?

Với câu hỏi này, bạn hãy tham khảo những phương pháp để chốt sale thành công, và giải thích cặn kẽ cho nhà tuyển dụng thấy tiềm năng và mức hiểu biết chuyên môn của bạn. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy ban thực sự có kinh nghiệm sale như thế nào đối với từng bước bán hàng mà bạn đưa ra.

27. Anh (chị) đã từng có kinh nghiệm quản lí phần mềm quản lí khách hàng nào chưa? Nếu có, anh (chị) dùng các dụng cụ quản lí nào?

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy sự chuyên nghiệp của bạn trng câu hỏi này. Đầu tiên là tìm hiểu về nhu cầu của họ, tiếp đó là công việc và gia đình. Cuối cùng là email của khách hàng. Hãy nhớ rằng sale chỉ bán được hàng trong trường hợp hiểu kỹ về khách hàng của mình.

28. Anh (chị) cần những dữ liệu gì trước khi liên hệ với một khách hàng tiềm năng?

Gợi ý trả lời phỏng vấn nhân viên sale:

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy sự chuyên nghiệp của bạn trng câu hỏi này. Đầu tiên là tìm hiểu về nhu cầu của họ, tiếp đó là công việc và gia đình. Cuối cùng là email của khách hàng. Hãy nhớ rằng sale chỉ bán được hàng trong trường hợp hiểu kỹ về khách hàng của mình.

29. Anh (chị) đã bao giờ thất bại trong việc cán mốc chỉ tiêu bán hàng chưa? Nếu có, hãy chia sẻ kĩ hơn về sự việc này và cho biết anh (chị) đã học được những gì từ lần trải nghiệm ấy?

Trong câu hỏi này, hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là một người cầu tiến trong công việc. Việc thất bại của một sale là điều không thể tránh khỏi vì thế đừng bao giờ tự ti vì điều đó. Sau đó hãy nói lên những bài học mà bạn rút ra được trong thời gian ấy, những bài học ấy sẽ xây dựng lên bạn của tương lai thành một hình mẫu sale như thế nào?

30. Mô tả khoảng thời gian anh (chị) phải làm việc với một khách hàng rất nóng tính. Anh (chị) đã xử lí tình huống này như thế nào?

Trả lời phỏng vấn kinh nghiệm bán hàng:

Từ kinh nghiệm của mình, hãy cho nhà tuyển dụng thấy tố chất sales của bạn. Câu chuyện bạn kể nên là một câu chuyện có kết thúc em đẹp, với kết quả sau đó khách hàng trở thành khách hàng thân thiết của doanh nghiệp, bởi chỉ có khách hàng thật sự quan tâm tới sản phẩm thì người ta mới thật sự khó tính tới vậy.

Thêm một điều nữa hãy nói với nhà tuyển dụng rằng khi bán hàng cho khách hàng khó tính, bạn sẽ cho người ta sự tôn trọng đáng kể. Như vậy chắc chắn khách hàng có khó tính tới bao nhiêu cũng sẽ bị thuyết phục.

31. Hãy kể về thành công lớn nhất anh (chị) từng đạt được trong sự nghiệp của mình từ trước tới nay. Anh (chị) muốn đạt được điều gì tiếp theo?

Trong câu hỏi này, đừng bao giờ trả lời lan man dài dòng về thành tích của bạn mà hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đã làm thế nào để có thể đạt được thành tích ấy và hãy kể ra rằng con đường đi tới đích gặp phải những khó khăn nào, bạn giải quyết ra sao và bằng cách nào. Như vậy, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đánh giá cao hơn nữa năng lực làm việc của bạn.

32. Bạn làm gì trong tháng đầu tiên ở công ty nếu trúng tuyển?

Hãy vạch ra các đầu việc cần làm, chia ra từng ý và phân tích cho nhà tuyển dụng lý do và mục đích của các công việc ấy. Câu trả lời sẽ thể hiện lối tư duy mạch lạc và rất thông minh của bạn, như vậy chắc chắn nhà tuyển dụng nào cũng sẽ bị thuyết phục.

  • Tìm hiểu và làm quen văn hoá công ty
  • kết thân với đồng nghiệp
  • Học hỏi quy trình làm việc
  • Nắm rõ nhiệm vụ  được giao
  • Hiểu cách làm việc của sếp
  • Lập kế hoạch hoàn thành nhiệm vụ tháng đầu tiên

Trong quá trình tìm việc và phỏng vấn vị trí Sales, hãy tìm cách sale chính bản thân bạn. Coi CV xin việc làm proposal, và cuộc phỏng vấn là meeting bán hàng –> Hãy tìm cách để nâng giá trị và lợi nhuận sản phẩm lên mức tối đa để đem về nhiều lợi thế cho bản thân nhất. Trên đây là sưu tầm những câu hỏi phỏng vấn nghề Sales bởi JobsGO. Chúc các bạn thành công.

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

100 câu hỏi phỏng vấn góc cạnh hàng đầu năm 2022