Địa vị pháp lý của doanh nghiệp là gì năm 2024

“1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

  1. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  2. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
  3. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần”

Qua đó, DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh những dấu hiệu chung của một doanh nghiệp kinh doanh thì DNTN có những dấu hiệu nhận diện riêng:

– DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu

– DNTN không có tư cách pháp nhân

– Chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

– DNTN không được phát hành bất kì một loại chứng khoán nào.

Tổ chức, quản lí DNTN

Chủ DNTN có quyền quyết định mô hình, bộ máy tổ chức quản lí DNTN. Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định rõ về vấn đề tổ chức, quản lí DNTN của chủ DNTN như sau:

– Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Quyền và nghĩa vụ của chủ DNTN

Chủ DNTN có các quyền như sau:

– Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm kinh doanh.

– Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa điểm, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành nghề kinh doanh.

– Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.

– Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng.

– Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu

– Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động

– Ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh kinh doanh

– Tạm ngừng hoạt động kinh doanh, chuyển đổi DNTN sang công ty TNHH.

– Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

Chủ DNTN có một số nghĩa vụ sau đây:

– Phải đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về đăng kí kinh doanh, thay đổi nội dung đăng kí kinh doanh,…

– Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn

– Kê khai thuế, nộp thuế, thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

– Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

– Tuân thủ các quy định về quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường,…

Quy định về vốn đầu tư của chủ DNTN

Điều 184 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định vốn đầu tư của chủ DNTN như sau:

Vốn đầu tư của chủ DNTN do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ DNTNcó nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình hoạt động, chủ DNTN có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ DNTN chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Cho thuê và bán DNTN

Việc cho DNTN được quy định tại Điều 186 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:

“Chủ DNTN có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực thi hành. Trong thời hạn cho thuê, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng cho thuê”.

Việc bán DNTN là một trong những quyền của chủ DNTN (Khoản 1 Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2014). Sau khi bán doanh nghiệp, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác. Người mua doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân.

Ngoài ra, cả người mua và người bán doanh nghiệp đều phải tuân theo các quy định của pháp luật về lao động.

Khái niệm địa vị pháp lý là gì?

Địa vị pháp lý là gì? Địa vị pháp lý là Vị trí của chủ thể pháp luật trong mối quan hệ với những chủ thể pháp luật khác trên cơ sở các quy định pháp luật.

Tính pháp lý của doanh nghiệp là gì?

Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp là một trong những nội dung thông tin về doanh nghiệp được cung cấp công khai, miễn phí tại Cổng thông tin đăng ký quốc gia. Nó được xem là sự cập nhập của chủ doanh nghiệp lên hệ thống về tình trạng hoạt động pháp lý của doanh nghiệp mình.

Địa vị pháp lí của công dân là gì?

Địa vị pháp lý của cá nhân là gì? Địa vị pháp lý của cá nhân là Tổng hợp các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho cá nhân có tư cách chủ thể để tham gia vào các quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ dân sự nói riêng.

Dịch vụ pháp lý doanh nghiệp là gì?

Dịch vụ pháp lý doanh nghiệp (DVPLDN) giúp các doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý, giảm thiểu rủi ro pháp lý và tăng cường sự đáng tin cậy của doanh nghiệp. Các dịch vụ này có thể bao gồm việc đăng ký doanh nghiệp, lập hợp đồng, tư vấn thuế và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.