Bài tập ôn tập trắc nghiệm toán 9 kì ii năm 2024

Bài tập trắc nghiệm toán 9 đầy đủ các chương, các bài, câu hỏi hk1, hk2 đại số và hình học trong sgk môn toán lớp 9 có lời giải

Chương 1: Căn bậc hai. Căn bậc ba

Điểm mấu chốt của chương 1 là cần phải biến đổi, rút gọn được biểu thức chứa căn bậc hai. Muốn làm được điều này, ta cần hiểu về căn bậc hai, căn thức bậc hai, liên hệ giữa phép nhân và phép chia với phép khai phương. Chương này cũng giới thiệu về căn bậc ba của một số.

Học sinh tránh sai lầm khi không đặt điều kiện xác định cho căn thức, phân thức; biến đổi biểu thức chứa căn.

Chương 2: Hàm số bậc nhất

Chương này củng cố các kiến thức liên quan đến hàm số bậc nhất, cách vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất, điều kiện để hai đường thẳng song song, cắt nhau và hệ số góc của đường thẳng.

Chúng ta cần lưu ý các bài toán liên quan đến đồ thị hàm số bậc nhất.

Chương 3: Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

Chương 3 giới thiệu về hệ phương trình, hai phương pháp cơ bản để giải hệ phương trình gồm: phương pháp thế và phương pháp cộng đại số.

Chúng ta cần giải quyết tốt dạng toán giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.

Chương 4: Hàm số y = ax2 ( a khác 0). Phương trình bậc hai một ẩn

Chương này là chương trọng tâm, không chỉ dùng trong kì thi lên lớp 10 mà còn gặp trong chương trình THPT, cần chú trọng đến cách vẽ đồ thị hàm số y = ax2 ( a khác 0), tương giao đồ thị với hàm số bậc nhất và công thức nghiệm của phương trình bậc hai một ẩn và hệ thức Vi-ét.

Bên cạnh đó cần giải được các phương trình quy về phương trình bậc hai và dạng toán giải bài toán bằng cách lập phương trình.

Chương 5: Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Chương 5 cung cấp các hệ thức lượng trong tam giác vuông, liên quan đến đường cao, hình chiếu, các cạnh của tam giác vuông và các tỉ số lượng giác của góc nhọn: sin, cos, tan, cot.

Chương 6: Đường tròn

Chương này cung cấp kiến thức về đường tròn, liên quan đến dây trong đường tròn, đặc biệt chú ý đến tiếp tuyến của đường tròn. Bên cạnh đó là vị trí tương đối của hai đường tròn.

Chương 7: Góc với đường tròn

Đây là chương trọng tâm của chương trình hình học THCS. Chúng ta cần đặc biệt chú ý đến khái niệm, tính chất của góc nội tiếp, góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung và tứ giác nội tiếp.

Ngoài ra, chúng ta tìm hiểu về liên hệ giữa dây và cung, độ dài cung, diện tích hình quạt, các góc có đỉnh bên trong, bên ngoài đường tròn,…

Học sinh tránh sai lầm khi các định góc nội tiếp chắn cung, góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung; so sánh các cung phải trên cùng đường tròn hoặc trên hai đường tròn bằng nhau.

Chương 8: Hình trụ - Hình nón – Hình cầu

Chương 8 cung cấp cho chúng ta các công thức tính diện tích xung quanh, thể tích của các hình khối đặc biệt: hình trụ, hình nón, hình cầu.

Học sinh tránh sai lầm khi nhận diện hình khối và áp dụng công thức tính diện tích, thể tích các hình khối vào các bài toán thực tế.

Tài liệu gồm 132 trang, tuyển tập các bài tập trắc nghiệm Toán 9 (Đại số 9 và Hình học 9) theo chuyên đề, có đáp án và lời giải chi tiết.

Phần I. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM. Do những thay đổi trong tính chất và phương pháp thi trong năm học này nên việc ôn tập cũng phải thay đổi. Hình thức thi trắc nghiệm sẽ là phổ biến trong các môn thi. Đặc biệt trong các kỳ thi này, các môn thi và các môn học là tương ứng. Để đáp ứng thi trắc nghiệm cần phải đạt được 4 mức độ kiến thức: 1. Nhận biết. 2. Thông hiểu. 3. Vận dụng. 4. Vận dụng ở mức độ cao hơn. Với bài thi trắc nghiệm thường sẽ là những bài yêu cầu giải nhanh và không quá rườm rà, yêu cầu kiến thức rộng và bao quát hơn. Nếu như các em đang theo phương pháp “chậm và chắc” thì bạn phải đổi ngay từ “chậm” thành “nhanh”. Giải nhanh chính là chìa khóa để bạn có được điểm cao ở môn thi trắc nghiệm. Với các bài thi nặng về lý thuyết thì sẽ yêu cầu ghi nhớ nhiều hơn, các em nên chú trọng phần liên hệ. Ngoài việc sử dụng kiến thức để làm bài thi các em có thể vận dụng thêm các phương pháp sau đây: Phương pháp phỏng đoán: Dựa vào kiến thức đã học đưa ra phỏng đoán để tiết kiệm thời gian làm bài. Phương pháp loại trừ: Một khi các em không cho mình một đáp án thực sự chính xác thì phương pháp loại trừ cũng là một cách hữu hiệu giúp bạn tìm ra câu trả lời đúng. Mỗi câu hỏi thường có 4 đáp án, các đáp án cũng thường không khác nhau nhiều lắm về nội dung, tuy nhiên vẫn có cơ sở để các em dùng phương án loại trừ bằng “mẹo” của mình cộng thêm chút may mắn nữa. Thay vì đi tìm đáp án đúng, bạn hãy thử tìm phương án sai … đó cũng là một cách hay và loại trừ càng nhiều phương án càng tốt. Khi các em không còn đủ cơ sở để loại trừ nữa thì hãy dùng cách phỏng đoán, nhận thấy phương án nào khả thi hơn và đủ tin cậy hơn thì khoanh vào phiếu trả lời. Đó là cách cuối cùng dành cho các em. Thi trắc nghiệm nhằm mục đích vừa đảm bảo hiểu rộng kiến thức vừa đảm bảo thời gian nên các em cần phân bổ thời gian cho hợp lí nhất. Phần II. CÁC CHỦ ĐỀ TRẮC NGHIỆM TOÁN 9. Chủ đề 1. CĂN BẬC HAI – CĂN BẬC BA. Chủ đề 2. HÀM SỐ – HÀM SỐ BẬC NHẤT – HÀM SỐ BẬC HAI. Chủ đề 3. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT & BẬC HAI – PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ BẬC NHẤT VÀ BẬC HAI. Chủ đề 4. HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN. Chủ đề 5. TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC – HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG. Chủ đề 6. ĐƯỜNG THẲNG VỚI ĐƯỜNG TRÒN. Chủ đề 7. GÓC VỚI ĐƯỜNG TRÒN. Chủ đề 8. HÌNH TRỤ – HÌNH NÓN – HÌNH CẦU. Chủ đề 9. BẤT ĐẲNG THỨC – CỰC TRỊ.

  • Tài Liệu Toán 9

Ghi chú: Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên TOANMATH.com bằng cách gửi về: Facebook: TOÁN MATH Email: [email protected]